Quốc tế

Báo Mỹ chỉ nguyên nhân F-22 được rút khỏi Qatar

Phi đội tiêm kích tàng hình F-22 tại Qatar đã được Không quân Mỹ rút toàn bộ về nước sau thời gian ngắn triển khai.

Phiên bản cũ quá to, tiêm kích F-35A cần có tên lửa chống bức xạ mới / Đại tướng Ấn Độ nêu rõ yêu cầu nâng cấp tiêm kích Su-30MKI

Thông tin về quá trình rút F-22 về nước được Không quân Mỹ cho biết trong một thông báo: "Toàn bộ tiêm kích F-22 tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar đã quay trở về căn cứ".

Trong thời gian ở Qatar, phi đội F-22 đã hoàn thành loạt nhiệm vụ bảo vệ lực lượng và lợi ích của Mỹ trong khu vực trách nhiệm của Tư lệnh Trung ương Mỹ tại Trung Đông.

Lý do rút F-22 về nước đã khá rõ ràng nhưng theo chuyên gia Dario Leone trên tờ National Interest, nguyên nhân Mỹ phải rút F-22 tại Trung Đông về nước sau lại khá bất ngờ.

Tiêm kích F-22.
Tiêm kích F-22.

Chỉ sau khi thực hiện một vài chuyến bay trên không phận Syria và bay gần Iran, lớp phủ tàng hình bên ngoài của F-22 bong tróc hoặc mất dần tính năng khiến những chiếc máy bay này lộ rõ hơn trên màn hình radar.

Đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của sự cố trên được Không quân Mỹ đặt ra, trong đó có sự tác động của môi trường khắc nghiệt tại Trung Đông làm cho lớp phủ hấp thụ radar bị cong vênh và bị bong ra.

Ngoài ra, một yếu tố bị coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này chính là dung dịch được dùng để bảo vệ lớp phủ tàng hình đã có tác động tiêu cực đến vật liệu hấp thụ sóng radar khi hoạt động tại Trung Đông.

Không những vậy, chiếc F-22 của Mỹ tồn tại một số nhược điểm chết người khác, trong đó phải kể đến khả năng mù trong vùng sóng hồng ngoại. Những đối thủ chính của F-22 đã có đầy đủ cảm biến dò tìm và theo dõi trong vùng sóng hồng ngoại có nghĩa là cho phép phát hiện mục tiêu nhờ tín hiệu nhiệt.

 

Đặc biệt, tiêm kích F-22 cũng không có trạm radar phụ, điều này có nghĩa là sau khi khởi động tên lửa không thể cập nhật những dữ liệu mới. Do thiếu trạm radar này nên khi máy bay thay đổi góc quay có thể mất khả năng định vị mục tiêu.

Chương trình F-22 bắt đầu từ những năm 1981. Ban đầu khái niệm thiết kế của F-22 là chiếm ưu thế trên không nên mọi hệ thống điện tử, vũ khí trên máy bay đều tập trung cho nhiệm vụ này nhưng nó không đủ mạnh.

Chính vì nhiệm vụ đối không mà dòng tiêm kích thế hệ 5 này không được tập trung cho nhiệm vụ tấn công đối đất hay đối hải. Khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hạn chế của F-22 đã khiến nó trở nên vô dụng trong suốt hơn 10 năm đưa vào biên chế và trong suốt 5 năm triển khai tại Trung Đông.

Gần đây, Lockheed Martin đã tiến hành gói nâng cấp Increment 3.1 trong đó bao gồm bổ sung chức năng mở khẩu độ tổng hợp cho radar để lập bản đồ mặt đất. Và cải thiện hệ thống điện tử để dẫn đường cho bom thông minh JDAM và bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39.

Ngoài ra, F-22 còn được tích hợp hệ thống radar Khẩu độ Tổng hợp (SAR) dùng tín hiệu điện từ để phân phối hình ảnh hoặc sơ đồ có độ phân giải thấp trở nên sắc nét, cho phép xác định mục tiêu tốt hơn rất nhiều so với trước đây.

 

Nhưng trong hầu hết những lần thử nghiệm, những hệ thống này đã hoạt động thiếu tin cậy. Do đó, Mỹ hầu như không dùng F-22 cho nhiệm vụ tấn công mặt đất và rất ít dùng trong các cuộc chiến mà Mỹ tham gia.

Chuyên gia Dario Leone cho rằng rất có thể đây mới chính là những nguyên nhân khiến Mỹ quyết định rút toàn bộ F-22 khỏi Trung Đông và thay bằng những tiêm kích F-15 thuộc thế hệ cũ nhưng đã chứng minh hơn hẳn F-22 trong nhiều tình huống.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm