Quốc tế

Báo Mỹ nêu những lý do khiến F-35 đỉnh nhất thế giới

Chuyên gia Mark Episkopos của National Interest vừa có bài viết chỉ ra những nguyên nhân khiến F-35 xứng đáng được coi là tiêm kích hàng đầu thế giới.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nói về các tàu chiến và tàu ngầm mới / SDF từ chối bàn giao thị trấn quan trọng cho chính phủ Syria, yêu cầu Nga can thiệp để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ

Tính năng đầu tiên giúp F-35 khẳng định sức mạnh chính là tính linh hoạt trong sử dụng nhiều loai vũ khí khác nhau.

Máy bay được thiết kế có thể chứa tới 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM cho các nhiệm vụ không đối không, hoặc hỗn hợp bốn "bom thông minh" AIM-120/GBU-31 JDAM cho các nhiệm vụ không đối đất, tất cả đều được nạp vào khoang vũ khí bên trong để giảm thiểu tiết diện radar.

Sau đó là chế độ "quái thú", cung cấp mười bốn tên lửa AIM-120 và hai tên lửa AIM-9X cho các nhiệm vụ trên không, hoặc sáu GBU-31 cùng với bốn AIM-120/9X cho các nhiệm vụ mặt đất và trên không. Như tên gọi của nó, "chế độ quái thú" hy sinh hiệu suất tàng hình để có được hỏa lực tối đa mà máy bay phản lực F-35 có thể cung cấp.

Bao My neu nhung ly do khien F-35 dinh nhat the gioi
Tiêm kích F-35C.

Tính năng tương tác: Tiêm kích F-35 được trang bị hệ thống điện tử hàng không quân sự tối tân bậc nhất hiện nay nên có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin từ những hệ thống khác để tăng cường khả năng chiến đấu, điều khiển UAV trong thực hiện tác chiến theo kể máy bay mẹ con.

Tính năng tàng hình: Theo chuyên gia Mark Episkopos, người Mỹ có thêm lý do để tự hào về F-35 khi khung thân máy bay được thiết kế đặc biệt để tạo ra tiết diện radar nhỏ nhất và được phủ bên ngoài lớp vật liệu hấp thụ radar.

So với F-22, khả năng tàng hình của F-35 mạnh hơn nhiều khi máy bay thế hệ 5 này chỉ nhỏ như quả bóng gôn kim loại trên màn hình radar đối phương. Điều này giúp F-35 có thể xâm nhập sâu vào lảnh thổ đối phương tấn công mà không bị phát hiện.

Chiến tranh điện tử: Lý do tiếp theo được chuyên gia Mỹ chỉ ra khiến F-35 là chiến đấu cơ đỉnh nhất là khả năng chiến tranh điện tử. F-35 tự hào được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) của hệ thống AN/APG-81, có khả năng đối phó điện tử mạnh mẽ.

APG-81 có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu di động ở độ cao hơn 150 km và lập bản đồ nghiêm ngặt, cũng như cung cấp các cấu hình độc đáo cho các chế độ nhiệm vụ khác nhau. Trong khi đó, hệ thống AN/ASQ-239 mang đến một bộ thu cảnh báo radar, khả năng gây nhiễu, cũng như các tính năng phản ứng nhanh và nhận thức tình huống.

 

Đây chỉ là hai ví dụ từ một trong những gói thiết bị điện tử hàng không tiên tiến nhất từng được lắp đặt trên máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ hiện nay.

Những phân tích của học giả Mỹ cho thấy F-35 được trang bị rất tối tân. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa chúng có thể hoạt động tốt như kỳ vọng. Theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga Andrei Frolov, dòng tiêm kích thế hệ 5 này của Mỹ không hề kỳ diệu như tuyên bố.

Ông Andrei Frolov đã đánh giá khá cao công nghệ và thiết bị điện tử người Mỹ trang bị cho F-35 khi gọi dòng chiến đấu cơ tàng hình này của Mỹ như chiếc iPhone so với Su-57 của Nga.

"Nhưng sự tối tân của F-35 khiến chúng dễ bị tổn thương khi đối đầu với vũ khí công nghệ cao thuộc lực lượng phòng không và Không quân Nga, đặc biệt khi phải đối đầu với tiêm kích Su-57 hoặc MiG-35 của Nga. Tình huống này có thể dễ dàng biến F-35 thành đống sắn đắt tiền", chuyên gia Nga nhận định.

Theo Andrei Frolov, tiêm kích MiG-35 được phát triển như một giải pháp bổ sung thêm khả năng bảo vệ không phận tầm gần và rẻ tiền cho Không quân Nga trong giai đoạn quá độ lên các máy bay tiêm kích thế hệ 5. "MiG-35 có một số lợi thế cho phép nó vẫn có vị trí của mình trong không quân Nga", tác giả bài báo nhận định.

 

Dù là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, nhưng MiG-35 được trang bị nhiều công nghệ mới như động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy, hệ thống điện tử hàng không hiện đại và sức mạnh của 8 tên lửa không đối không cho phép nó thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.

Cũng cần lưu ý rằng, MiG-35 khắc phục được hầu hết nhược điểm của máy bay tiêm kích hạng nhẹ và hạng trung bao gồm khả năng nhận thức tình huống, trần bay hạn chế, phạm vi và tải trọng.

Radar của MiG-35 cung cấp mức độ nhận thức tình huống rất cao. Radar Zhuk-A/AE dùng công nghệ anten mạng pha cho phép phát hiện và theo dõi đến 30 mục tiêu ở cự ly tới 200km, và tầm trinh sát cực đại tới 250km. Trên máy bay còn có cảm biến hồng ngoại đa quang phổ có thể phát hiện được cả dấu hiệu động cơ máy bay tàng hình cách 20km.

"Ưu điểm của MiG-35 nằm ở khả năng kết hợp các đặc tính kỹ thuật ấn tượng với ưu điểm của máy bay chiến đấu hạng trung - chi phí vận hành và giá bán thấp, tốc độ bay cao, hạ cánh ở đường băng ngắn gần tiền tuyến và rất dễ bảo trì"

Cụ thể hơn về chi phí bảo trì - vận hành, so với máy bay F-35 và F-22 vốn đặt ra yêu cầu bảo dưỡng rất cao thì chi phí bảo dưỡng của MiG-35 thậm chí còn thấp hơn cả MiG-29. Cũng cần lưu ý rằng, F-35 có hiệu suất bay thua kém nhiều so với MiG-35. Tốc độ của "người tàng hình" hạn chế ở mức Mach 1,6, trong khi tốc độ MiG-35 có thể đặt ngang hàng với F-22 và Su-35.

 

Ngoài ra, MiG-35 sở hữu khả năng siêu cơ động ở cấp độ MiG-35, cho phép nó lẩn tránh các tên lửa tầm xa - thứ mà F-35 có thể tự hào. Vũ khí của MiG-35 cũng vượt xa F-35, nó có trọng tải lớn hơn nhiều so với "tiền nhiệm" MiG-29. Theo một số báo cáo, máy bay chiến đấu MiG có thể mang theo không quá 8 tên lửa không đối không hỗn hợp hoặc 10 quả tên lửa đối không tầm nhiệt tầm ngắn hạng nhẹ.

Đặc biệt, MiG-35 có thể trang bị tên lửa có tầm bắn 110-130km, trong khi tầm bắn tên lửa AIM-120 trên F-35 chỉ là 105km. Kể cả khi F-35 có AIM-120D đạt tầm bắn 180km thì MiG-35 có thể sẽ sở hữu K-77 bắn xa 193km và có hệ thống dẫn đường đặc biệt.

Ưu điểm thực sự duy nhất của F-35 là tàng hình nhưng nó không phải là chiếc áo choàng của Harry Potter giúp máy bay biến mất trên màn hình radar. Khi bị lộ diện diện, mọi thế mạnh của F-35 được Mỹ ca ngợi đều sẽ không tồn tại.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm