Quốc tế

Báo Mỹ: Tu-160 là máy bay mạnh nhất thế giới

Tạp chí Aviation Week & Space Technology của Mỹ vừa có bài viết ca ngợi sức mạnh oanh tạc cơ Tu-160 của Nga so với máy bay cùng phân khúc của Mỹ.

Nga nỗ lực giúp Syria phá thế bao vây kinh tế do các lệnh trừng phạt của Mỹ / Quân đội Nga tàng hình trước mắt kẻ thù

Mở đầu bài viết, báo Mỹ cho rằng, máy bay ném bom-tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160 là máy bay quân sự nguy hiểm nhất ở Nga. Tu-160 là oanh tạc cơ nhanh nhất, lớn nhất và nặng nhất thế giới từ trước đến nay.

Tu-160 có tải trọng rất lớn, có thể mang theo một số lượng lớn vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Với thiết kế đặc biệt kiểu cánh cụp cánh xòe cũng tạo ra nhiều lợi thế cho Tu-160 như:

Nâng cao năng lực của máy bay khi ở tốc độ thấp, cánh thẳng cung cấp lực nâng cao hơn ở tốc độ thấp, có hiệu suất khí động học tốt hơn khi ở tốc độ cao. Điểm trừ duy nhất của máy bay này là không ứng dụng công nghệ tàng hình và đối thủ có thể dễ dàng phát hiện ra.

Bao My: Tu-160 la may bay manh nhat the gioi
Tiêm kích MiG-31 hộ tống oanh tạc cơ Tu-160.

Điều làm người Mỹ càng thêm thán phục là Tu-160 được sản xuất từ thời Liên Xô, khi không có công nghệ tàng hình, nhưng máy bay vẫn có độ nguy hiểm lớn nhất thế giới từ đó đến nay.

Bởi máy bay có thể dễ dàng bay ở trần 18 km với tốc độ 3.200-3.500 km/h, phạm vi hoạt động phải lên đến 11.000-13.000 km. Với tính năng đặc biệt của Tu-160 ngay từ khi ra đời và đến cả hiện nay, đặc điểm tàng hình vẫn là điều không cần thiết cho các loại máy bay này.

Tu-160 mang tên lửa hành trình thế hệ mới được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, tầm bắn của chúng gần 10.000km (các loại dữ liệu khác nhau cho rằng tên lửa hành trình mới nhất có tầm bắn 4.500-5.500 km).

Máy bay ném bom chiến lược không phải thực hiện nhiệm vụ đột phá khu vực phòng không, mà là phóng vũ khí từ bên ngoài khu vực phòng thủ, do vậy nó không quá cần khả năng tàng hình. Máy bay này có thể phóng tên lửa hành trình ở khoảng cách 2.000 km từ khu vực phòng không của đối phương.

Còn trong các cuộc xung đột cường độ thấp thì Tu-160 cũng không yêu cầu phải có khả năng tàng hình. Các lực lượng quân sự không chính thức và các tổ chức khủng bố không có khả năng phát triển radar, tên lửa phòng không hoặc máy bay chiến đấu để có thể đánh chặn được Tu-160.

 

Mỹ có 140 máy bay ném bom chiến lược, trong đó chỉ có 20 máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình. Chúng ban đầu được thiết kế để chiến đấu trong khu vực phòng không của đối phương vì tầm bắn vũ khí hạn chế.

Trên phương diện lý luận, về nguyên tắc không có cái gọi là máy bay tàng hình, tín hiệu phản xạ của B-2 trong bước sóng centimet là thấp, nhưng nó có thể nhìn thấy rõ trong bước sóng mét, radar trong các băng tần này là xương sống của lực lượng công nghệ vô tuyến.

Mặc dù vậy, báo Mỹ vẫn khẳng định, những phân tích trên không phải phủ nhận tác dụng của tàng hình, mà ngược lại, chức năng tàng hình là một lợi thế quan trọng.

Tất cả các máy bay trong tương lai, bao gồm máy bay PAK DA Nga, dự kiến sẽ được áp dụng công nghệ tàng hình. Chỉ duy nhất đối với Tu-160 thì việc thiếu tàng hình không phải là nhược điểm bởi những tính năng khác quá hoàn hảo.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm