Báo Nga: Ấn Độ lo Trung Quốc hiểu rõ về S-400
Binh sĩ Ấn Độ bắt đầu học dùng S-400 / Indonesia có học theo Ấn Độ mua vũ khí Nga?
Trang Avia-pro của Nga dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, New Delhi đang xem xét nghiêm túc về mối đe dọa tổ hợp này sẽ bị tấn công từ bên kia biên giới.
Báo Nga cho rằng, Trung Quốc - nước cũng có các tổ hợp S-400, sẽ cố gắng tận dụng cơ hội này để chống lại hoạt động của loại vũ khí này ở bên kia biên giới.
Hệ thống S-400. |
Justin Bronk, một thành viên nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Liên hiệp Anh ở London nói: "Cần phải coi Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự tiềm tàng đối với Ấn Độ, vì nước này cũng đã mua S-400.
Điều này có nghĩa là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiểu rất rõ tổ hợp phòng không này, và sẽ có khả năng huấn luyện sâu để chống lại nó, và như vậy, S-400 của Ấn Độ rất có thể không phải là phương tiện răn đe đáng tin cậy lâu dài để chống lại PLA".
Trong khi đó, tờ SCMP của Trung Quốc lại cho rằng, chính việc Nga chấp thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ sớm hơn kế hoạch đang tạo ra mối đe dọa với Bắc Kinh và sự xuất hiện của hệ thống phòng không S-400 gần biên giới Ấn - Trung có thể khiến Bắc Kinh phải tính toán lại chiến lược đối phó New Delhi.
Giới chuyên gia lại tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả tác chiến và vai trò răn đe của hệ thống S-400 với đối phương. Nhà bình luận quân sự Song Zhongping tại Hong Kong (Trung Quốc) nhận định tầm bắn trên 200 km của tên lửa S-400 sẽ là mối đe dọa không nhỏ với Trung Quốc ở khu vực dãy Himalaya.
"Nếu hệ thống S-400 được triển khai gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Ladakh, nó có thể đe dọa máy bay ở sâu trong không phận Trung Quốc. Điều này sẽ khiến các chỉ huy Trung Quốc đau đầu, gây khó khăn cho hoạt động tuần tra và kiểm soát vùng trời phía tây đất nước", Song nói.
Bắc Kinh đặt mua các tổ hợp S-400 với giá 3 tỷ USD hồi năm 2018, trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu lá chắn phòng không hiện đại này. Tổ hợp đầu tiên được bàn giao hồi tháng 5/2018, hệ thống thứ hai vào tháng 1/2020, trong khi các kíp vận hành Trung Quốc đã trải qua quá trình huấn luyện tại Nga.
"Quân đội Trung Quốc đã vận hành hệ thống này, họ hiểu rõ nhược điểm của S-400, cũng như cách chọc mù hoặc loại nó khỏi vòng chiến đấu", Song nói thêm.
Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí cấm máy bay quân sự hiện diện trong khu vực 10 km tính từ LAC, trừ khi thông báo trước cho bên kia. Song cảnh báo việc khóa mục tiêu hoặc tấn công tiêm kích Trung Quốc khi nó chưa vượt qua ranh giới sẽ bị coi là hành động khiêu khích nghiêm trọng, dẫn tới biện pháp trả đũa và gây nguy cơ xung đột vượt tầm kiểm soát.
Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cho rằng mối đe dọa từ hệ thống S-400 cần nhiều thời gian để trở thành hiện thực, nhất là khi Nga từng trì hoãn hợp đồng bán vũ khí cho nước ngoài, bao gồm cả thương vụ S-400 với Trung Quốc.
"Các kíp vận hành cần một đến hai năm huấn luyện để đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu toàn diện sau khi nhận bàn giao vũ khí. Thông tin hợp đồng S-400 được đẩy nhanh tiến độ giống như thông điệp cảnh báo Trung Quốc hơn là mối đe dọa thực tế", Zhou nhấn mạnh.
Theo kế hoạch được Nga công bố, những hệ thống S-400 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ ngay trong quý II năm 2021 bất chấp những tuyên bố sẽ áp trừng phạt với quốc gia châu Á này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này