Quốc tế

Binh sĩ Ấn Độ bắt đầu học dùng S-400

Các binh sĩ Ấn Độ đã chính thức đến Nga để học cách vận hành hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 Triumf.

Su-57 Nga lỡ dịp thể hiện ở triển lãm hàng không Ấn Độ? / Thuê vũ khí, trang bị - Chính sách linh hoạt của Ấn Độ

Thông tin được Phó Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Vladimir Drozhzhov nói với TASS tại triển lãm Aero India 2021. "Các binh sĩ và chuyên gia Ấn Độ đã đến Nga hồi tháng 1/2021 để bắt đầu học sử dụng hệ thống đánh chặn S-400", ông Vladimir Drozhzhov nói.

New Delhi công bố ý định mua S-400 của Nga vào năm 2015. Hợp đồng mua 5 trung đoàn với giá 5,43 tỷ USD được Nga và Ấn Độ ký kết (không rõ thời điểm cụ thể) bấp chấp việc Mỹ đe dọa áp trừng phạt nhằm vào Ấn Độ.

Binh si An Do bat dau hoc dung S-400
Hệ thống S-400.

Quyết định của Ấn Độ đã xóa tan những đồn đoán liên quan về việc New Delhi đang lưỡng lự bởi lời mời mua THAAD thế chỗ S-400 được Mỹ đưa ra.

Lời mời chào của Mỹ vẫn liên tiếp được gửi tới Ấn Độ ngay trước khi nước này tuyên bố mua S-400 của Nga. Nhưng Ấn Độ khẳng định sẽ quyết theo đuổi thương vụ S-400 với Nga.

Nhận định về thương vụ S-400 Nga - Ấn Độ và lời đe dọa trừng phạt của Mỹ, giới chuyên gia không quá bất ngờ vì thương vụ này bởi người Mỹ luôn nhận thức rõ rằng nước này không thể trừng phạt Ấn Độ vì mua S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.

Điều đó được thể hiện qua việc ngay từ thời còn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis đã đề nghị Thượng viện miễn trừ Ấn Độ khỏi đạo luật CAATSA. Còn Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, Ấn Độ đang tạo ra một cơ hội chiến lược cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.

Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ.

 

Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga. Lý do nữa khiến Mỹ không thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ.

Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.

Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt,Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.

Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-400 với Nga gần như không thể xảy ra.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm