Quốc tế

'Nga chậm bàn giao S-400 cho Trung Quốc vì Ấn Độ'

Theo National Interest, dù Trung Quốc đã đưa vào vận hành S-400 nhưng vẫn chưa sở hữu vũ khí mạnh nhất của hệ thống này vì Ấn Độ.

Mỹ trang bị siêu đạn đối phó Armata Nga / Áo giáp mới của binh sỹ quân đội Nga chống được đạn súng máy 12,7mm?

Nhận định được chuyên trang quốc phòng Mỹ đưa ra khi nói về thương vụ S-400 giữa Nga với 2 khách hàng là đối thủ của nhau Ấn Độ và Trung Quốc.

Những hệ thống tên lửa đánh chặn S-400 được Trung Quốc ký hợp đồng mua vài năm trước đã không có tên lửa dẫn đường, do Nga quyết định tạm ngừng cung cấp vũ khí này cho Bắc Kinh.

'Nga cham ban giao S-400 cho Trung Quoc vi An Do'
Hệ thống S-400.

Quyết định của Nga khiến Trung Quốc phản đôi, đặc biệt là khi phía Moscow không thể nêu ra thời điểm nối lại nguồn cung - được biết đến nay thời gian gián đoạn đã bị ngừng tới gần 1 năm.

"Lần này, Nga lại tuyên bố hoãn việc chuyển giao tên lửa cho hệ thống S-400 của Trung Quốc. Ở một mức độ nhất định, chúng ta có thể nói rằng đây là hành động thiếu chuyên nghiệp từ phía Moskva.

Công việc hiện tại được cho là khá khó khăn: ngoài nhu cầu Trung Quốc cử nhân sự tham gia, Nga còn phải gửi rất nhiều nhân viên kỹ thuật tới để đưa S-400 vào phục vụ", báo Mỹ dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.

Lý do của sự chậm trễ được Nga đưa ra là do đại dịch Covid-19. Cần lưu ý thêm rằng quá trình thực hiện hợp đồng S-400 với Trung Quốc không suôn sẻ, khi trong quá khứ lô thiết bị đầu tiên của Triumf đã bị hư hỏng rất nhiều sau khi hứng chịu một trận bão, khiến Nga phải hủy những khí tài trên và thời hạn bàn giao bị chậm trễ.

Trung Quốc gần đây còn liên tục chỉ trích S-400, cho rằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa này có vô số nhược điểm, thậm chí không có gì nổi trội so với HQ-9. Chuyên gia Mark Episkopos của National Interest cho rằng, lý do S-400 của Trung Quốc chưa thể phát huy sức mạnh tối đa là bởi chưa nhận được đạn tên lửa mạnh nhất.

 

"Mọi chuyện với hợp đồng S-400 với Trung Quốc chỉ có thể được Nga giải quyết sau khi Moscow chuyển những hệ thống S-400 đầu tiên cho Ấn Độ. Điều đặc biệt là có vẻ Nga đã dàn xếp được chuyện này với Bắc Kinh", Episkopos viết.

Hiện Nga vẫn chưa có phản hồi chính thức nào với những thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải.

Theo kế hoạch được Nga và Ấn Độ thỏa thuận, những hệ thống S-400 đầu tiên sẽ được Nga chuyển giao ngay trong năm 2021. Hiện tại, các sĩ quan Ấn Độ đang học vận hành tại Nga.

Báo Mỹ dẫn lại nguồn từ tờ United News of India, giá trị của hợp đồng này lên đến 700 tỷ rubie, tương đương với 10 tỷ USD, biến hợp đồng này thành hợp đồng có giá trị lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga-Ấn.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, trước đó Ấn Độ đã đề xuất chính phủ mua khoảng 12 hệ thống S-400 Triump của Nga. Nếu căn cứ vào số tiền Ấn Độ và trước đó là Trung Quốc đã bỏ ra để mua hệ thống S-400 thì số lượng không thể dừng lại ở con số 12 hệ thống.

 

Bởi chỉ với trên 3 tỷ USD, Trung Quốc đã mua được 6 tiểu đoàn S-400, trong khi đó số tiền của Ấn Độ quyết định chi cho thương vụ này nhiều gấp 3 lần của Trung Quốc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm