Quốc tế

Báo Trung Quốc ngạc nhiên khi Việt Nam vẫn biên chế "huyền thoại" BM-13 Katyusha

DNVN - Trang Sina của Trung Quốc đã đăng tải chùm ảnh về công tác bảo quản vũ khí trang bị tại Quân đoàn 2 - Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nga đặt niềm tin vào 2S19 Msta-S nâng cấp, dấu hiệu 2S35 Koalitsiya-SV thất bại? / Sự thực Việt Nam mua số lượng lớn xe tăng T-72 từ Belarus

Pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha là vũ khí cực kỳ nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II, đã gây cho phát xít Đức nỗi kinh hoàng khó diễn tả và được quân thù kính nể gọi bằng cái tên "Dàn đồng ca đỏ".

Được biết Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một lượng không xác định BM-13 Katuysha trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chúng đã tham gia cả cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới ngay sau đó.

Giai đoạn đầu thập niên 1980, Liên Xô viện trợ tiếp cho Việt Nam các thế hệ sau của pháo phản lực Katyusha đó là BM-14 và đặc biệt là cả loại BM-21 Grad "Mưa đá" hiện đại và uy lực lớn hơn, từ đó BM-13 đã gần như không còn xuất hiện, dẫn tới nhận định rằng chúng đã bị loại biên.

Pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha của Việt Nam trong tình trạng niêm cất bảo quản. Ảnh: Sina.

Pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha của Việt Nam trong tình trạng niêm cất bảo quản. Ảnh: Sina.

Tuy nhiên gần đây trong một phóng sự do Kênh truyền hình quốc phòng thực hiện, pháo phản lực BM-13 Katyusha thuộc biên chế của Quân đoàn 2 sau nhiều năm niêm cất bảo quản vẫn còn có tình trạng kỹ thuật khá tốt.

Kết cấu của BM-13 khá đơn giản, chỉ bao gồm 8 thanh ray kép gắn kết trên khung gầm xe tải bánh lốp với cơ số đạn tổng cộng là 16 quả, vũ khí này phóng được 2 đạn phản lực cỡ 132 mm nặng 42 kg (với đầu đạn trọng lượng 22 kg) cùng lúc.

Tầm bắn của BM-13 chỉ vỏn vẹn 5,5 km, độ chính xác thấp cũng như thời gian tái nạp đạn là rất lâu. Nhưng bù lại điểm yếu trên, nó có thể oanh tạc một địa điểm trong thời gian rất ngắn với sức công phá cao.

Ngoài ra giá thành rất rẻ cộng với sức cơ động cao đã khiến Katyusha trở thành một huyền thoại của Chiến tranh thế giới II. BM-13 có 2 phiên bản chính là giàn hạng nhẹ BM-8 cỡ 82 mm và giàn hạng nặng BM-31 cỡ 300 mm.

 

Cận cảnh pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha của Việt Nam. Ảnh: Sina.

Cận cảnh pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha của Việt Nam. Ảnh: Sina.

Trang Sina cho rằng căn cứ vào hình ảnh trên, BM-13 của Việt Nam nhiều khả năng là biến thể hiện đại hóa sâu BM-13NMM (2B7R), nó được Quân đội Liên Xô thông qua vào năm 1966 và đặt trên khung gầm xe tải cơ sở Zil-131 6x6.

BM-13NMM không có quá nhiều cải tiến so với các biến thể BM-13 khác ngoài việc nó sử dụng khung gầm Zil-131, tuy nhiên trọng lượng hành quân của BM-13NMM lại thấp hơn các phiên bản trước khoảng 8,3 tấn và khi chiến đấu chỉ hơn 9 tấn.

 

Quân đội Liên Xô không biên chế đại trà BM-13NMM mà chỉ viện trợ hoặc xuất khẩu mẫu pháo phản lực này cho các đồng minh thân cận trong những năm 1970, tuy nhiên đôi khi họ vẫn sử dụng BM-13NMM cho đến loại biên hoàn toàn vào năm 1990.

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video khám phá uy lực của tên lửa Trident II Mỹ vừa phóng thử nghiệm. Nguồn: Newsweek/Dân trí)


Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm