Báo Trung Quốc xuất hiện chỉ trích mua S-400
Trung Quốc tuyên bố S-400 sẵn sàng bắn hạ máy bay Ấn Độ / EA-18G có 'bịt mắt' được radar của S-400?
Tại Trung Quốc, đã xuất hiện nhiều chỉ trích nhằm vào các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf mua từ Nga trước đó. Lý do cho điều này, theo báo cáo từ phương tiện truyền thông nằm ở sự không hoàn hảo của vũ khí, đặc biệt khi nó không thể phát hiện và xác định các mục tiêu như quảng cáo của Nga.
"Trung Quốc đã kêu gọi từ bỏ các hệ thống tên lửa phòng không của Nga để ủng hộ vũ khí sản xuất trong nước. Vì vậy theo dữ liệu được công bố bởi trang Sohu, S-300 và S-400 của Nga là những tổ hợp vũ khí không đủ năng lực, đối nghịch với hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được sản xuất tại chỗ".
"Các phương tiện truyền thông Trung Quốc thậm chí còn chỉ trích một số hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga được đặt tại Syria. Nhấn mạnh sự bất khả thi của chúng để tạo ra một lưới lửa phòng không hiệu quả nhằm chống lại cuộc tấn công của Israel".
"Hơn nữa theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, cần phải thay thế S-300 và S-400 từ Nga bằng một hệ thống có hiệu quả hơn nữa được sản xuất tại Trung Quốc. Đó là về HQ-9 với phiên bản xuất khẩu mang mã định danh FD-2000. Căn cứ dữ liệu được công bố, nó có hiệu quả hơn trong việc phát hiện và phân tích các đặc điểm mục tiêu".
"Những tài liệu được xuất bản cũng báo cáo rằng trong 10 năm qua, Trung Quốc đã dần thay thế các hệ thống phòng không có nguồn gốc từ Nga. Mô hình mới nhất được thực hiện như một phần của quá trình này là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B. Người Trung Quốc liên tục tự hào rằng máy tính HQ-9 vượt trội so với S-300 của Nga với tốc độ xử lý nhanh gấp nhiều lần", trang thông tin Ferra trích dẫn dữ liệu cho biết.
Sơ đồ bố trí hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Trung Quốc |
Cần lưu ý rằng tại thời điểm này, các hệ thống phòng không S-400 của Nga và S-300 của Syria chưa từng phóng một quả đạn nào chống lại tiêm kích Israel, ngoài ra một số hãng thông tấn Trung Quốc cũng nhắc lại rằng những tổ hợp S-300 tương tự của Nga chưa tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trong hơn 40 năm tồn tại.
Mặt khác, các chuyên gia chú ý đến thực tế rằng những lời chỉ trích về vũ khí Nga xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, tuy nhiên do thiếu các tuyên bố chính thức, độ tin cậy vẫn luôn bị đặt câu hỏi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo