Barak 8 có đánh chặn được Yakhont?
Choáng với số vũ khí cá nhân Liên Xô sử dụng trong thế chiến hai / Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo thành công vũ khí phá vật cản FMV-B1
Quyết định trang bị Barak 8 được Hải quân Israel đưa ra sau khi thực hiện gói nâng cấp với toàn bộ 8 chiến hạm lớp Sa'ar-6. Mục đích chính của quá trình nâng cấp là trang bị cho những tàu chiến tốc độ cao này hệ thống đánh chặn tối tân cùng hệ thống radar Elta EL/M 2248 MF-STAR.
Biên đội tàu lớp Sa'ar-6 được tích hợp hệ thống phòng không trên hạm Barak 8 được xem là một trong những giải pháp của Israel nhằm đối phó với tên lửa diệt hạm siêu thanh P-800 Yakhont có trong biên chế của Hải quân Syria hiện nay.
Hệ thống Barak 8 do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) hợp tác phát triển.
Tên lửa được phát triển dựa trên nền tảng loại tầm ngắn Barak 1 và dự kiến trang bị đầu tự dẫn mạnh hơn, tầm bắn xa hơn với khả năng tác chiến tương đương tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM và SM-2 của Mỹ.
Những ưu điểm chính của Barak 8 gồm: tầm bắn xa; trang bị đầu tự dẫn radar chủ động; phóng thẳng đứng; tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.
Vũ khí này được thiết kế để đối phó với nhiều mối nguy hiểm trên không giống như: tên lửa hành trình chống tàu, máy bay có người lái và không người lái.
Đạn được trang bị 2 tầng động cơ đẩy không khói, cho phép đạt tầm bắn tối đa 70km, độ cao diệt mục tiêu 16km, tốc độ hành trình Mach 2, giúp đánh chặn mục tiêu cơ động cao. Đạn tên lửa có thể tăng tầm đánh chặn mục tiêu nếu lắp thêm động cơ đẩy tăng cường.
Về phương thức dẫn đường, sau khi phóng tên lửa liên tục cập nhật thông tin dữ liệu mục tiêu từ tàu phóng qua kênh liên kết để hiệu chỉnh đường bay, ở pha cuối tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động để tự tìm – diệt mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Khi kết hợp với hệ thống radar bám bắt và điều khiển hỏa lực đa năng của hệ thống radar mạng pha MF-STAR, Barak 8 có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc trước một cuộc tấn công dồn dập. Thậm chí, hệ thống radar này có thể bao quát khu vực 360 độ và cho phép đánh chặn tên lửa địch ở cự ly cách 500m tính từ tàu.
Vì vậy, xét trên lý thuyết Barak 8 hoàn toàn có đủ khả năng để đối phó với P-800 Yakhont - tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nhiệm vụ này của Barak 8 chưa bao giờ là dễ dàng.
Và đây có thể chính là lý do tại sao Israel phải không kích một kho vũ khí của Syria tại Safira hồi giữa năm 2013. Vụ tấn công này đã phá hủy khoảng 50 tên lửa chống hạm P-800 Yakhont do Nga sản xuất, vốn đã được Moscow chuyển giao cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi đầu năm 2013.
Giới chuyên gia cho rằng, vụ tấn công của Israel cho thấy phần nào sự bất lực của Tel Aviv trong việc tìm cách đối phó với "sát thủ" P-800 Yakhont của Hải quân Syria.
End of content
Không có tin nào tiếp theo