Quốc tế

Bất ngờ lớn khi tổ hợp tên lửa chống hạm Bastion-P có khả năng đánh đất

DNVN - Đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nga gần đây đã gây ngạc nhiên khi cho biết hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P có khả năng tiêu diệt cả tàu chiến đang nằm trong cảng.

Israel giới thiệu xe thiết giáp chiến đấu ‘đến từ tương lai’ / Trung Quốc bất ngờ loại biên hàng loạt tàu tên lửa Type 022

Cụ thể theo Tổng công ty tên lửa chiến thuật Nga - KTRV, hệ thốngBastion-Pvới tên lửa chống tàu Yakhont "được thiết kế với mục đích tiêu diệt tàu nổi và mục tiêu ven biển có tổ chức trong điều kiện kháng cự radio điện tử và tổ chức khai hỏa của đối phương".

Tính năng này của Bastion-P thực ra đã được kiểm chứng tại Syria khi Nga dùng tên lửa Oniks để tấn công các mục tiêu khủng bố IS trên lãnh thổ Syria.

Khai hỏa tên lửa P-800 Oniks (phiên bản nội địa của Yakhont) thuộc hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P. Ảnh: South Front.

Khai hỏa tên lửa P-800 Oniks (phiên bản nội địa của Yakhont) thuộc hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P. Ảnh: South Front.

Khi làm nhiệm vụ đối đất, tên lửaOniks/Yakhont sẽ nạp dữ liệu về tọa độ mục tiêu và bay theo quán tính có tham chiếu hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, tuy nhiên sai số của phương thức này sẽ vào khoảng 150 m.

Còn nếu như dựa vào dữ liệu tích tụ từ các phương tiện thiết giáp (đầu dò của tên lửa có thể phân biệt được tia phát ra từ kim loại trên nền địa hình), hoặc theo tia phản xạ của chủ thể nào đó như trạm radar, bồn chứa xăng dầu... thì độ chính xác sẽ tăng vọt lên, chỉ dao động trong khoảng 1 m.

Như vậy có thể thấy rằng việc dùng Bastion-P để tấn công mục tiêu mặt đất mặc dù khả thi nhưng hiệu quả thì phải xem xét lại.

Với giá thành khoảng 3 triệu USD/quả, nếu bắn theo cách thức đầu tiên thì rõ ràng chỉ số vòng tròn xác suất quá kém, rất khó chấp nhận khi đặt giá trị của quả đạn cùng với đối tượng mà nó tiêu diệt lên bàn cân. Trong khi đó phương thức thứ hai lại mang đậm chất "ăn may" do các vật chuẩn ít khi cố định.

 

Xe mang phóng tự hành K-340P thuộc hệ thống Bastion-P của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Xe mang phóng tự hành K-340P thuộc hệ thống Bastion-P của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Do vậy, giải pháp tối ưu nên triển khai là dùng chức năng đánh đất của Bastion-P để tiêu diệt tàu chiến đang nằm trong cảng.

Khi đó tên lửa sẽ đối chiếu vật chuẩn theo dữ liệu thu thập từ các phương tiện trinh sát để tiếp cận mục tiêu (không yêu cầu radar dẫn bắn phải "nhìn thấy" vật thể), rồi bật đầu dò radar chủ động xác định đối tượng cần tiêu diệt.

 

Phương thức trên bảo đảm được cả độ chính xác lẫn hiệu quả kinh tế, khi đổi quả đạn vài triệu USD lấy một con tàu chiến trị giá hàng trăm triệu USD của kẻ địch.

Tính năng vừa mới được khẳng định của Bastion-P chắc chắn sẽ khiến cho đối thủ tiềm tàng của nó phải đau đầu tìm cách đối phó khi hạm đội của đối phương giờ đây không còn được đảm bảo an toàn ngay cả trong nơi trú ẩn.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm