Quốc tế

Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh

Một giếng phóng tên lửa đạn đạo Titan II của Mỹ ở bang Arizona đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành bảo tàng cho khách du lịch tham quan. Địa điểm này từng chứa một trong những vũ khí Mỹ triển khai để có thể đối phó với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Anh cam kết 2 triệu bảng giúp Việt Nam bảo vệ đồng bằng / Mỹ công bố tài liệu tối mật về đĩa bay

Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 1 Bảo tàng tên lửa Titan II ở Tucson, bang Arizona là một trong 54 giếng phóng tên lửa Titan II cũ trên khắp nước Mỹ. Nó cũng là cơ sở duy nhất mở cửa để du khách có thể xuống lòng đất, ngồi xuống khu vực điều khiển và quan sát loại tên lửa hạt nhân có từ thời Chiến tranh Lạnh từng được chế tạo với mục đích chống lại Liên Xô nếu cần.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 2 Nhìn từ bên ngoài, bảo tàng tên lửa Titan II chỉ là một khu vực trông khá nhỏ và cũ.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 3 Tuy nhiên, nó gồm cả phòng điều khiển vũ khí và giếng phóng nằm sâu gần 45 mét xuống lòng đất. Trong ảnh: Bảo tàng tên lửa Titan II trên mặt đất.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 4 Khi giếng phóng còn vận hành, nhân sự muốn xuống phòng điều khiển phải vượt qua các khu vực kiểm tra an ninh, nơi họ phải xác minh quyền được tiếp cận cơ sở quân sự bằng cách nói mã số thông qua một chiếc điện thoại (trong hình).
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 5 Luôn có ít nhất 4 người cùng trực làm nhiệm vụ tại giếng phóng. Mỗi nhân sự sẽ làm ca 24 giờ, và không nhân sự nào được phép ở lại một mình bên trong ca trực.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 6 Tại căn phòng này, các quân nhân sẽ chờ cuộc gọi từ Cơ quan Chỉ huy Quốc gia Mỹ về việc phóng tên lửa Titan II. Căn phòng này được giữ nguyên vẹn giống như năm 1963.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 7 Giếng phóng này được đưa vào hoạt động năm 1963 và bị vô hiệu hóa năm 1982 khi cựu Tổng thống Ronald Reagan thông qua việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 8 Căn phòng điều khiển nằm riêng rẽ so với toàn bộ cơ sở, và được trang bị lớp chống sốc dày gần 30 cm. Trong kịch bản xảy ra vụ nổ hạt nhân hay các vụ nổ lớn khác, các quân nhân ngồi bên trong phòng điều khiển thậm chí sẽ không bị đổ café.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 9 Để phóng tên lửa, hai nhân sự trong phòng điều khiển phải cùng lúc vặn chìa khóa trên bảng điều khiển. 58 giây sau đó, tên lửa sẽ được bắn ra và không thể ngăn lại được.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 10 Địa điểm tên lửa phóng tới trong hình được gọi là “mục tiêu 2”. Không ai biết rõ khái niệm trên ám chỉ nơi nào. Thông tin về “mục tiêu 2” đến nay vẫn chưa được giải mật.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 11 Titan II sẽ bay tới mục tiêu cần tấn công 30-35 phút sau khi nó được phóng. Nó có sức công phá 9 megaton, gấp 250 lần những quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản từ Thế chiến II, theo Business Insider.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 12 Ngăn kéo này chuyên đựng chìa khóa dùng để phóng tên lửa.
Bên trong giếng phóng tên lửa liên lục địa Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh - 13 Một số bộ phim đã lấy bối cảnh từ bảo tàng này.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm