Bị Thổ Nhĩ Kỳ "chơi xỏ" vụ chuyển S-400 cho Mỹ, Nga vẫn cứng rắn
Để níu kéo thương vụ F-35, Thổ Nhĩ Kỳ có thể cho Mỹ khám phá hệ thống S-400. Vậy đây có phải là thảm họa với Nga.
Mỹ bất lực trước sự bành trướng của S-400 / Thổ Nhĩ Kỳ: Patriot có thể mua, nhưng S-400 không thể bỏ
Hai bên đã đồng ý để ông Ibrahim Kalin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien là hai người phụ trách chính trong việc điều phối công tác giữa hai nước. Theo truyền thông Nga, động thái của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với Nga và hai quốc gia lớn khác đã mua S-400.
Giới chuyên gia cho biết, kế hoạch phối hợp đánh giá hệ thống S-400 của Tổ công tác Thổ - Mỹ do Ankara khởi xướng sẽ phải đặt tên lửa phòng không S-400 dưới con mắt soi xét của Mỹ. Để đánh giá chính xác mối đe dọa tiềm tàng của tên lửa S-400 đối với F-35, cần có sự hiểu biết toàn diện và phân tích sâu về các thông số bí mật của hệ thống tên lửa.
Nếu tuyên bố này được thực hiện, Mỹ có thể nắm bắt những yếu điểm của hệ thống S-400, và phát triển các chiến thuật trên không, mặt đất để đối phó với S-400. Theo tin tức chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ thì Tổ công tác này đã bắt đầu hoạt động từ ngày 15/11, điều này cũng có nghĩa là các bí mật về S-400 đang từng bước được khám phá.
Tuy nhiên chuyên gia quốc phòng hàng đầu của Nga Igor Korotchenko không tin Thổ dại dột cho Mỹ mổ S-400: "Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không mong muốn rằng các thông tin về các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu của S-400, thứ vũ khí sẽ trở thành nền tảng cho hệ thống phòng không quốc gia của nước này rơi vào tay Mỹ, một quốc gia đang có một mối quan hệ khá căng thẳng và phức tạp với Thổ Nhĩ Kỳ".
Chuyên gia Nga cho rằng, vấn đề cốt lõi ở đây là bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ thực tế này Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để quốc gia nào, kể cả các đối tác NATO, có thể nắm được dữ liệu thông tin về S-400. "Điều đó không mang lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ kể cả động thái này đổi lấy F-35", ông Korotchenko nhấn mạnh.
Mặc dù chuyên gia Nga đã chỉ ra sự thiệt hơn với Thổ nếu đồng ý cho Mỹ khám phá hệ thống S-400 nhưng Nga vẫn có lý do để lo ngại khi Ibrahim Kalyn, người phát ngôn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn tham gia vào quá trình sản xuất và chuyển giao công nghệ với hệ thống Patriot của Mỹ.
"Thổ Nhĩ Kỳ không thể dựa vào một nguồn cung duy nhất vì chúng tôi là một nước lớn, có vai trò quan trọng trong khu vực. Chúng tôi sẽ sở hữu cả S-400 và Patriot. Đây là một điều dễ hiểu. Thậm chí, chúng tôi vẫn đang chờ đợi những lời đề nghị từ các nhà cung cấp khác nếu nó thực sự hấp dẫn", ông Ibrahim Kalyn cho biết.
Sự xuất hiện của S-400 trong lực lượng quân sự của một nước được coi là đồng minh với Mỹ để lại rất nhiều hệ lụy. Hệ thống S-400 xuất hiện trong biên chế của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang lại những lo ngại về việc hệ thống này sẽ như "gián điệp", thâu tóm các thông tin kỹ chiến thuật, phối hợp tác chiến của các loại máy bay chiến đấu trong biên chế đồng minh Mỹ để cung cấp ngược lại cho Nga.
Tuy nhiên, Ankara đã chuyển sự lo ngại từ phía Mỹ sang Nga khi đồng ý cho Lầu Năm Góc khám phá hệ thống S-400 khi nước này chính thức được tiếp nhận hệ thống phòng thủ này từ Nga. Mặc dù vậy, Mikhail Khodarenko, Tổng biên tập Tạp chí Phòng không – nhận định thậm chí ngay cả trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chuyển S-400 cho Mỹ, điều đó cũng chẳng giúp ích gì trong việc phá vỡ bí mật quốc phòng Nga.
"Những nỗi lo lắng về việc rò rỉ công nghệ đang bị đồn thổi một cách thái quá, đặc biệt là đối với tên lửa phòng không. Thậm chí nếu như họ có tháo dỡ từng cái ốc vít của S-400 nhằm tìm ra bí công nghệ bên trong, họ sẽ trắng tay với tham vọng của mình bởi đây là hệ thống vũ khí có tính bảo mật hàng đầu thế giới hiện nay", chuyên gia Nga khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Hôm 16/11, phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin cho biết, Washington và Ankara đã thành lập Tổ liên hợp công tác nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống S-400 đối với máy bay chiến đấu F-35, nhằm giải quyết những tranh cãi giữa hai nước thời gian qua về hệ thống này.