Quốc tế

Binh sĩ Nga được trang bị như siêu nhân

Với UAV siêu nhỏ, bộ khung xương bên ngoài cùng một số trang bị khác, binh sĩ Nga có thể thực hiện những khả năng không thể với binh sĩ nước khác.

Những điều cần biết về xe bọc thép chở quân hiện đại của quân đội Nga - BTR-82A / Tàu Mk-VI của Mỹ sẽ là gánh nặng cho Hải quân Ukraine

Theo Zvezda, quân đội Nga đang thực hiện chương trình phát triển phiên bản mới của bộ quân phục Ratnik, trong đó có việc tích hợp bộ xương bên ngoài, trang bị UAV siêu nhỏ tăng cường hiệu quả chiến đấu...

"Quá trình nâng cấp bộ quân phục chiến đấu Ratnik không dừng lại dù chỉ một phút. Công việc được thực hiện bởi một số doanh nghiệp nhà nước", Tướng Oleg Salyukov, Tư lệnh lực lượng Lục quân Nga cho biết.

Binh si Nga trang bi nhu sieu nhan
Bộ quân phục tương lai của Nga.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc được tích hợp công nghệ xương bên ngoài lên bộ trang phục Ratnik có thể biến binh sỹ Nga thành những siêu chiến binh bởi thiết bị này giúp binh lính vác thêm được 200-300kg mà không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển trên chiến trường.

Để làm được điều đó, các khung xương bên ngoài lặp lại hoàn toàn cơ chế cơ-sinh của con người nhưng tăng cường sức mạnh theo tỷ lệ thuận khi vận động. Ngoài ra, bộ xương ngoài còn có tác dụng như một bộ giáp bảo vệ binh sĩ.

Mặc dù vậy, việc đưa hệ thống xương nhân tạo này vào trang bị không hề đơn giản bởi yêu cầu đặt ra là phải chế tạo một thiết bị thích hợp với rất nhiều tình huống tác chiến khác nhau và song song với đó là làm tăng khả năng cơ động cho binh sĩ.

Cùng với đó, việc kéo dài thời gian hoạt động của những thiết bị này cũng cực kỳ quan trọng bởi trong điều kiện thực chiến, trong các vùng rừng núi, sa mạc… việc sạc pin cho chúng là điều không thể thực hiện được.

Hiện nay, khoảng 80.000 quân nhân Nga đang được trang bị và sử dụng hệ thống tác chiến cá nhân Ratnik thế hệ 2.

 

Một bộ quân phục Ratnik hoàn chỉnh tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau, bao gồm vũ khí, hệ thống quan sát, giáp bảo vệ, thông tin liên lạc, định vị, dẫn đường, cấp cứu và hệ thống ngắm bắn mục tiêu…

Theo giới thiệu, Ratnik cho phép bảo vệ đến 90% bề mặt cơ thể người lính và có khả năng bảo vệ cao hơn 70% so với các áo giáp thế hệ trước.

Ratnik cũng có khả năng điều chỉnh để phù hợp với nhiều nhiệm vụ khác nhau như lính bộ binh thông thường, lính chống tăng, xạ thủ súng máy, lái xe và trinh sát.

Được biết, ngoài Nga, Mỹ cũng đang phát triển bộ quân phục tương tự với tên gọi TALOS. Tuy nhiên theo đánh giá của giới quân sự Nga, bộ quân phục Mỹ chỉ tương đương với phiên bản 2 của Ratnik Nga hiện nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm