Quốc tế

Mỹ tăng năng lực quốc phòng cho thành viên AUKUS

Chính phủ Mỹ đã đồng ý bán 12 máy bay tấn công và một máy bay tác chiến điện tử cho Australia với tổng giá trị hợp đồng hơn 1 tỷ USD.

Vũ khí kỳ lạ của Ukraine xuất hiện trong cuộc tập trận cùng NATO / EW Nga phối hợp vô hiệu vũ khí chính xác kẻ thù

Đây là thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra. Theo bộ này, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thông báo với Quốc hội về quyết định trên.

Được biết, những máy bay được bán đều thuộc loại đa chức năng, có thể được triển khai cho sứ mệnh tấn công tàu ngầm, tàu mặt nước, tiếp liệu, cứu hộ hoặc vận tải. Trong khi đó, máy bay tác chiến điện tử thuộc dòng Boeing EA-18G Growler.

My tang nang luc quoc phong cho thanh vien AUKUS
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/10 đã phê duyệt việc bán thêm 12 máy bay trực thăng chiến đấu MH-60R Seahawk cho Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: Lockheed Martin

Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định "Australia là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương" và có vị trí chiến lược cũng như sức mạnh kinh tế và chính trị có thể đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo hòa bình và ổn định kinh tế trong khu vực.

Bộ này cũng nhấn mạnh, điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ là hỗ trợ các đồng minh phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ và sự sẵn sàng.

Hiện tại, Australia đã có 24 máy bay trực thăng Seahawk và 10 chiếc Growler của Mỹ. Tuy nhiên, nước này vẫn đề nghị mua thêm 12 chiếc MH-60R Seahawk cùng các thiết bị đi kèm, với tổng giá trị ước tính 985 triệu USD.

Thông tin trên được đưa ra khoảng 3 tuần sau khi Mỹ, Australia và Anh ký Thỏa thuận an ninh 3 bên AUKUS nhằm thúc đẩy hợp tác phòng thủ chiến lược. Theo quy định của AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân.

Australia sẽ là nước thứ hai được tiếp cận công nghệ của Mỹ để đóng tàu ngầm hạt nhân, sau khi Anh được tiếp cận công nghệ này năm 1958.

 

Thỏa thuận này cũng đánh dấu lần đầu tiên một thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) sở hữu tàu ngầm hạt nhân, ngoại trừ 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Để đón nhận tàu ngầm công nghệ hạt nhân được Mỹ hứa hẹn này, trước đó, Thủ tướng Australia đã đơn phương tuyên bố hủy "hợp đồng thế kỷ" trị giá 56 tỷ USD mua 12 tàu ngầm của Pháp.

Theo trang thông tin chuyên ngành hàng không uy tín hàng đầu thế giới Flightglobal.com, hiệp ước AUKUS không đề cập đến việc mua thêm trực thăng săn ngầm MH-60R nhưng kết hợp với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, các trực thăng sẽ là một động lực cho khả năng tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm của đối phương.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm