Quốc tế

Nga biến binh sĩ thành cỗ máy chiến đấu

Với việc tích hợp thêm súng bắn tỉa Chukavin vào bộ quân phục Ratnik mới, binh sĩ Nga sở hữu khả năng tấn công được ví như cỗ máy chiến đấu.

Vũ khí kỳ lạ của Ukraine xuất hiện trong cuộc tập trận cùng NATO / EW Nga phối hợp vô hiệu vũ khí chính xác kẻ thù

Trang bị như robot

Theo người đứng đầu các đơn vị mặt đất của Nga, Tướng Oleg Salyukov, khi hoàn thành phát triển, những bộ quân phục Ratnik thế hệ mới sẽ được trang bị thêm súng bắn tỉa Chukavin làm vũ khí tiêu chuẩn.

Tiết lộ của tướng Nga được đưa ra sau khi nhà sản xuất Kalashnikov tuyên bố súng trường bắn tỉa mới Chukavin đã hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, cho thấy "kết quả tích cực" trong các thử nghiệm và sớm sẽ sớm được đưa vào trang bị.

Nga bien binh si thanh co may chien dau
Súng bắn tỉa Chukavin.

Khi đưa vào trang bị, Chukavin sẽ thay thế cho khẩu Dragunov hiện đang trong biên chế quân đội Nga và sẽ là trang bị mới cho Ratnik. Súng bắn tỉa Chukavin lần đầu trình làng tại triển lãm quân sự Army-2017. Nó dự kiến sẽ trở thành một vũ khí uy lực cho các xạ thủ Nga trong tương lai.

Ngoài ra, Nga cũng đang nâng cấp hàng loạt các vũ khí khác như thay súng trường tấn công AK-74 tiêu chuẩn bằng AK-12 mới, trang bị cho các phi công không quân Nga súng tiểu liên PPK-20.

Như vậy, Chukavin là vũ khí mới nhất sau khi Tổ hợp phóng lựu-phun lửa 6S20 Mix cũng được Nga quyết định trang bị cho Ratnik phiên bản mới.

Cấu tạo của hệ thống 6S20 Mix hoàn chỉnh bao gồm một số loại kính ngắm đa chức năng cùng hai loại lựu phóng phản lực cỡ 72,5mm với đầu đạn tích lũy và nhiệt áp, dùng chung một loại động cơ, được bảo quản trong các ống vận chuyển-phóng dùng một lần.

Kết cấu này cho phép đạt được sự cân bằng tốt nhất giữa các đặc tính chiến đấu và thao tác. Các thông số cụ thể của đạn chống tăng vẫn chưa được công bố, nhưng có khả năng sát thương xe bọc thép, xe tăng.

 

Với thiết kế của 6S20 Mix, phía nhà sản xuất Nga khẳng định vũ khí này thể tấn công và phá hủy bất kỳ cỗ tăng tối tân nào và có thể tiêu diệt sinh lực địch khi chúng đang ẩn nấp trong những công sự kiên cố mà không cần phải đánh sập chúng.

Với binh sĩ thông thường, gói trang bị này quá nặng và hạn chế khả năng di chuyển của binh sĩ trên chiến trường. Để khắc phục nhược điểm, Nga đã phát triển khung xương hỗ trợ bên ngoài cho binh sĩ.

Thiết bị này được tích hợp cho Ratnik thế hệ 3. Với khu xương bên ngoài, binh sĩ Nga có thể dễ dàng di chuyển dù mang theo vũ khí và trang bị có trọng lượng lên tới cả trăm kg.

Robot hóa lực lượng

Cùng với trang bị tối tân cho binh sĩ, quân đội Nga cũng đang từng bước xây dựng đội quân robot có năng lực chiến đấu rất mạnh. Theo chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, Nga là một trong những nền quân sự trên thế giới sở hữu hệ thống thiết bị và máy bay không người lái đông đảo nhất và xu hướng này ngày càng gia tăng.

 

Nga hiện sở hữu hàng chục loại robot chiến đấu trên bờ, trên không, dưới nước với các mức độ sẵn sàng tác chiến khác nhau và chúng từng góp mặt trong các cuộc thử nghiệm cũng như diễn tập quân sự trong thời gian qua.

Ông Murakhovsky cho rằng, Nga có thể chưa nhanh bằng một số nước về công nghệ máy bay không người lái (UAV), nhưng về robot mặt đất và trên biển, họ sở hữu chương trình phát triển mở rộng nhất với lực lượng hùng hậu nhất.

Trong tập trận chung Zapad-2021 giữa Nga và Belarus, lần đầu tiên Quân đội Nga huy động đội quân robot tham dự.

Khi thực hiện các nhiệm vụ tập trận trong khuôn khổ hoạt động thực tiễn của các lực lượng vũ trang nhằm loại bỏ các đội hình vũ trang bất hợp pháp trong điều kiện đô thị, tấn công các mục tiêu cố định và di động, các tay súng cơ giới và lính dù đã sử dụng robot Platform-M để tấn công.

Những robot Platform-M được sử dụng tại các thao trường ở ngoại ô Kaliningrad, một phần trong khuôn khổ cuộc tập trận Zapad-2021. Cũng tại thao trường này còn có sự tham gia của máy bay không người lái Orlan và Forpost với khả năng bay xa và mang vũ khí.

 

Quân đội Nga đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong tác chiến hiện đại không cần sự có mặt trực tiếp của binh sĩ trên chiến trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chiến đấu.

Khả năng của những cỗ máy nay không chỉ thể hiện trong các cuộc thử nghiệm mà nó đã chứng minh trong tập trận với môi trường tác chiến tương tự thực chiến. Trên mặt đất ưu thế của các công nghệ Nga trước Mỹ rất rõ ràng.

Trước khi Platform-M và một số robot khác chính thức được sử dụng tại Zapad-2021, hàng loạt cỗ máy chiến đấu tự động đã được Nga thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế ở Syria. Trong đó có robot rà phá mìn Uran-6, robot chiến đấu Uran-9 với tên lửa Vikhr trang bị súng máy, robot Nerekhta tầm trung...

Điều đặc biệt nguy hiểm Nga tạo ra từ đội quân tự động này không phải là khả năng riêng biệt của từng loại mà là kết hợp chúng thành một mạng lưới chiến đấu thống nhất. Đây là sự khác biệt giữa đội quân robot Nga với những vũ khí tự động của phương Tây.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm