Quốc tế

Bộ Quốc phòng Israel: Không có chuyện mua F-22

Bộ Quốc phòng Israel vừa có tuyên bố chính thức về thông tin nước này đang đàm phán với Mỹ để mua về tiêm kích tàng hình F-22 Raptor.

Cải biên hệ thống liên lạc, “chim ăn thịt” F-22 sẽ sớm thống trị bầu trời / Phi công F-22 mang siêu súng phòng thân

Trong tuyên bố hôm 7/11, Bộ Quốc phòng Israel đã khẳng định: "Không hề có bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa Israel và Mỹ trong thời gian qua về chuyện mua tiêm kích tàng hình F-22. Và trong kế hoạch tăng cường sức mạnh Không quân của mình, F-22 cũng không nằm trong gói mua sắm của Tel Aviv".

Bo Quoc phong Israel: Khong co chuyen mua F-22
Tiêm kích tàng hình F-22.

Tuyên bố cũng cho biết thêm, việc tờ Asharq al-Awsat dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua thương vụ bán máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-22 Raptor cho Israel là không đúng sự thật bởi chưa bao giờ ông Esper có tuyên bố như vậy.

Phản ứng với lời phủ nhận của Israel về thông tin mua F-22, tạp chí Naitonal Interest của Mỹ đã chỉ ra những nguyên nhân khiến Israel không thể sở hữu dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này: Mỹ không bán để bảo mật công nghệ và một phần vì Israel cũng không cần.

Theo nguồn tin này, dù rất thân thiết nhưng không phải bất kỳ công nghệ quân sự nào cũng có thể được Mỹ chia sẻ cho đồng minh và Israel là trường hợp như vậy. Ví dụ nổi bật nhất của sự hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Israel là chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Chương trình này được Tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin bảo vệ bí mật tuyệt đối, kể cả khi nó được bán cho các quốc gia đối tác đồng minh. Việc sửa đổi bất kỳ thành phần nào thuộc phần cứng, hoặc phần mềm của F-35, về cơ bản là không được phép.

Tuy nhiên, quy định cũng có ngoại lệ. Ngoài Mỹ, Israel là quốc gia duy nhất có thể sửa đổi F-35 để phù hợp hơn với các yêu cầu của họ ở Trung Đông. Bên cạnh F-35, Israel còn vận hành một số lượng lớn các máy bay khác của Mỹ.

Theo tập đoàn Lockheed Martin, Israel đã mua hơn 300 chiếc F-16 kể từ giữa những năm 1990, khiến phi đội F-16 của quốc gia này trở thành một trong những phi đội lớn nhất thế giới.

 

Bất chấp quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ như vậy, về cả mặt công nghệ lẫn các cuộc tập trận chung, Israel đến nay vẫn không thể chạm tay vào tiêm kích F-22, vốn được xem là một trong những chiến đấu cơ quốc bảo của Mỹ.

Bởi việc xuất khẩu F-22 bị ngăn cản bởi cái gọi là "Đạo luật Obey". Nghị sĩ Mỹ David Obey lo ngại rằng, một số công nghệ nhạy cảm và bí mật được sử dụng để phát triển F-22, trong đó phải kể đến các tính năng tàng hình độc đáo, có thể bị đối thủ của Mỹ phát hiện và sao chép nếu Washington xuất khẩu tiêm kích này.

Ông David Obey đã bổ sung một sửa đổi cho Đạo luật cấp ngân sách cho quốc phòng năm 1988. Sửa đổi của ông chỉ là một câu duy nhất: "Không có khoản tiền nào trong đạo luật này có thể được sử dụng để phê duyệt hoặc cấp phép cho việc bán máy bay chiến đấu F-22 cho bất cứ chính phủ nước ngoài nào".

Điều này đã quyết định tương lai của F-22, biến nó thành dòng máy bay chỉ được sử dụng trên đất Mỹ. Trong quá trình phát triển F-22, Không quân Mỹ ban đầu ước tính sẽ mua số lượng lớn khoảng 750 tiêm kích, nhưng hiện nay số lượng họ sở hữu chỉ có 187 chiếc.

Cùng với việc bị Đạo luật Obey ngăn cản, số lượng máy bay sản xuất trong chương trình F-22 cũng bị giảm quy mô do sự thay đổi tình hình. Chương trình F-22 ban đầu được thực hiện để đối phó với các máy bay chiến đấu tiên tiến trong kho vũ khí của Liên Xô.

 

Sau khi Liên Xô tan rã, đã không còn bất kỳ mối đe dọa thực sự lớn nào đối với nước Mỹ vì thế họ không cần đến số lượng lớn máy bay F-22.

Mỹ đang có kế hoạch duy trì hoạt động của F-22 đến những năm 2060 thông qua việc nâng cấp vũ khí để xây dựng nền tảng kỹ thuật cần thiết, giúp F-22 trở thành chiến đấu cơ đa năng và tối tân hàng đầu thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm