Su-57 không bị lộ như F-22 khi đậu tại căn cứ
Nga nỗ lực giúp Syria phá thế bao vây kinh tế do các lệnh trừng phạt của Mỹ / Quân đội Nga tàng hình trước mắt kẻ thù
Chiếc áo đặc biệt này thực chất là tấm bọc bảo vệ khỏi thời tiết xấu và che chắn tránh các phương tiện do thám khi máy bay đậu tại căn cứ.
Mỗi máy bay sẽ được trang bị hơn một chục áo như vậy - dành riêng cho bánh, thân dưới, thân giữa và thân sau máy bay, cánh, buồng lái, vòi phun, cánh đuôi, cửa hút không khí và các bộ phận kết cấu khác.
Tiêm kích tàng hình Su-57. |
Bộ áo mới cũng sẽ bảo vệ các thiết bị điện tử nằm bên ngoài máy bay khỏi các yếu tố thời tiết bất lợi. Trong cấu tạo của máy bay chiến đấu tối tân, ăng ten, thiết bị cảm biến, hệ thống radar quang điện tử được đặt trên cánh và thân máy bay.
Ngoài ra, tiêm kích Su-57 còn sử dụng thiết bị được gọi là công nghệ vỏ bọc thông minh: các dải ăng ten hoạt động theo từng giai đoạn khác nhau được phân bổ đều "trên toàn thân" máy bay.
Không giống như các cụm radar trước đây, có ăng-ten được gắn ở mũi máy bay, "vỏ bọc thông minh" cung cấp tầm nhìn 360 độ bao quát hàng trăm km, và không chỉ ở bán cầu phía trước máy bay.
Các vỏ bọc làm bằng vật liệu đặc biệt cũng sẽ che giấu máy bay khi đỗ ngoài trời ở sân bay chứ không phải trong nhà để máy bay hay nhà có mái che - lớp vỏ bọc này sẽ khiến hình dạng máy bay không lộ rõ trên ảnh chụp, các phương tiện do thám điện tử cũng sẽ bị vô hiệu hóa.
Trung tướng Valery Gorbenko, nguyên chỉ huy Tập đoàn không quân và phòng thủ tên lửa số 4 Nga cho biết: "Kẻ địch sẽ không biết được tất cả những thông tin như máy bay đóng căn cứ ở đâu, có bao nhiêu chiếc, triển khai ở đâu và đến từ đâu".
Theo Tướng Nga, với chiếc áo công nghệ mới này, Su-57 sẽ không bị bộc lộ trước radar đối phương như trường hợp của F-22 hồi năm 2016.
Cụ thể, tại sự kiện hàng không Royal International Air Tattoo, trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh đã không hề khó khăn gì khi chụp được chiếc ảnh F-22 đang đậu tại sân bay Fairford vào ban đêm.
Ngay khi bức ảnh được đăng tải đã khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, máy bay tàng hình dù có tàng hình được trước radar thì cũng không thể giấu mình trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt.
Thực tế là F-22 cũng như các máy bay khác luôn phát ra nhiệt, điều này khiến nó dễ bị phát hiện bởi các máy bay nhỏ, máy bay không có công nghệ tàng hình nhưng trang bị cảm biến dò tìm và định vị hồng ngoại (IRST) cùng máy tính tốc độ cao để phân tích xử lý thông tin.
Vì vậy, chuyện chiếc F-22 lộ diện trước camera hồng ngoại của chiếc trực thăng cảnh sát chuyên dùng chống tội phạm không phản ánh được khả năng tàng hình mạnh hay yếu của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này.
Mặc dù vậy, các nhà phát triển Nga khẳng định, tình huống tương tự sẽ không thể xảy ra với Su-57 khi chiếc máy bay tàng hình này của Nga chính thức được trang bị chiếc áo choàng với công nghệ đặc biệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo