Quốc tế

Bom động năng từ của Mỹ có tốc độ siêu thanh

Theo trang Coercioncode cho hay, vũ khí thả từ không gian của Mỹ có thể phá hủy các căn cứ tên lửa của đối thủ trong nháy mắt. Theo tính toán, thanh vonfram nặng hơn 10 tấn khi được thả tự do từ quỹ đạo có thể phá hủy cả thành phố, tương đương một quả tên lửa hạt nhân mà không gây bụi phóng xạ...

NATO cố gắng thay thế phi đội AWACS lạc hậu / Nhật Bản cân nhắc khả năng hủy mua UAV RQ-4 Global Hawk

"Cây gậy của chúa"

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James N. Mattis từng tiết lộ về một loại vũ khí động năng để phá huỷ các căn cứ ngầm của các nước đối thủ như Iran... Nhiều chuyên gia cho rằng đó sẽ là Thor "cây gậy của Chúa" - thứ vũ khí được thả từ vũ trụ có sức công phá như tên lửa hạt nhân nhưng không tạo ra bụi phóng xạ. Vậy Thor là loại vũ khí như thế nào?

Theo Project republic, hiệp ước Không gian Vũ trụ được ký năm 1967 với sự tham gia của 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết cấm sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hóa học từ quỹ đạo Trái Đất. Tuy nhiên Không quân Mỹ có một thứ vũ khí đơn giản: một thanh tungsten (hợp kim Vonfram mật độ cao) thả rơi từ vũ trụ có thể phá huỷ cả một thành phố với sức mạnh không hề thua kém tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Mô phỏng vũ khí động năng tấn công mục tiêu trái đất - Ảnh CC.

Trong chiến tranh Việt Nam trước đây, Mỹ đã sử dụng loại bom có tên "Lazy Dog". Đây chỉ là những thỏi thép rắn, dài khoảng 5cm và có cánh. Lazy Dog không chứa chất nổ. Không quân Mỹ sử dụng Lazy Dog rất đơn giản bằng cách thả rơi hàng ngàn chiếc từ máy bay xuống đất.

Những viên đạn rơi tự do Lazy Dog (hay còn gọi là "sự bắn phá động năng") có thể đạt tốc độ lên tới 800 km/giờ khi tới mặt đất. Nó có thể xuyên thủng lớp bê tông dày 20cm sau khi được thả rơi từ độ cao 1.200m. Đó cũng chính là ý tưởng để dự án chế tạo Thor được hình thành.

Nguyên lý hoạt động của Thor khá đơn giản: Thay vì thả hàng trăm đạn nhỏ từ độ cao vài nghìn mét, Thor dùng một viên đạn lớn và thả từ độ cao vài nghìn km trên vũ trụ. Ý tưởng "cây gậy của chúa" (rods from god) là một nhóm các thanh vonfram có đường kính chỉ bằng chiếc iPhone với chiều dài 5-6m, được thả rơi từ quỹ đạo Trái Đất, đạt tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh.

Khi chạm mặt đất, thanh vonfram có thể xuyên qua cả trăm mét đất, phá hủy bất cứ công trình ngầm hoặc các địa điểm bí mật. Hơn thế nữa, khi thanh vonfram va chạm, động năng của nó sẽ tạo ra một vụ nổ có sức hủy diệt không thua kém bất kỳ vũ khí hạt nhân nào nhưng không có bụi phóng xạ. Vũ khí như vậy có thể phá huỷ mục tiêu sau khi thông báo 15 phút.

Vũ khí tương lai siêu đắt đỏ

 

Dự án Thor có nét tương đồng với bộ phim khoa học giả tưởng có tên G.I. Joe: Retaliation (tạm dịch là Cuộc chiến mãng xà: Báo thù) của Hollywood. Tuy nhiên đây là vũ khí khá đắt tiền, theo một chuyên gia làm việc trong ngành công nghiệp hàng không - quốc phòng Mỹ cho biết chi phí không dưới 10.000 USD để bắn một vật nặng 1 pound (0,45 kg) vào không gian. Với một thanh vonfram đặc trọng lượng 24.000 pound (đơn vị đo khối lượng của Anh) thì chi phí phải bỏ ra là khoảng 230 triệu USD. Đó là một khoản tiền không thể tưởng tượng được, kể cả trong thời Chiến tranh Lạnh.

Chính quyền của Tổng thống G. Bush trước đây đã cân nhắc ý tưởng đánh bom các địa điểm dưới lòng đất ở những quốc gia tài trợ khủng bố sau sự kiện 11/9.

Trong khi đó, chi phí của một quả tên lửa xuyên lục địa Minuteman III chỉ là 7 triệu USD, tính theo thời giá năm 1962. Với các đặc điểm nổi trội như vậy, "cây gậy của Chúa" có thể là một lựa chọn để Mỹ thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu bất ngờ và chớp nhoáng nhằm vô hiệu hoá các căn cứ quân sự và hầm ngầm tên lửa bí mật của các nước đối thủ.

Tuy nhiên, vấn đề của đầu đạn hạt nhân là nó không được thiết kế để xuyên sâu vào lòng đất, trong khi bụi phóng xạ từ vụ nổ có thể tàn phá nặng nề môi trường xung quanh, kể cả lãnh thổ của các nước đồng minh. Bởi vậy, ý tưởng về "Gậy tầm sét của Chúa" chưa bao giờ bị quân đội Mỹ từ bỏ hoàn toàn. Năm 2013, quân đội Mỹ đã phóng thử thành công một đầu đạn động năng làm từ vonfram trên một đường thử đặc biệt ở căn cứ Holloman, với quả đạn đạt vận tốc hơn gấp ba lần vận tốc âm thanh.

Gần đây, Lầu Năm Góc cũng thử nghiệm các loại pháo điện từ bắn ra những đầu đạn đặc biệt không chứa thuốc nổ, có thể đạt tới vận tốc gấp 6 lần vận tốc âm thanh để phá hủy mục tiêu bằng động năng cực lớn. Điểm cốt lõi trong ý tưởng về những loại vũ khí siêu thanh tương tự Dự án Thor là chúng cực kỳ hiệu quả và có thể trở thành vũ khí chủ đạo của chiến trường tương lai, giới phân tích quân sự nhận định.

 

Theo các nhà khoa học, nếu một vật thể rơi từ không gian đến bề mặt Trái đất, nó sẽ gây ra một vụ va chạm giống như vụ nổ. Đó là những gì thiên thạch đã tạo ra, và nó là thứ nền tảng để vũ khí động năng áp dụng. Câu hỏi đặt ra là bạn cần một thiên thạch lớn như thế nào để tạo ra vụ nổ tương đương vụ nổ hạt nhân, và nó có thể được tạo ra bằng nhân tạo không?

Trước hết, một thiên thạch không mang nhiều nguy hiểm mà bom hạt nhân gây ra. Đầu tiên và quan trọng nhất, sẽ không có bụi phóng xạ và phóng xạ. Cũng không có được bất kỳ xung điện từ. Nhiệt độ ở mặt đất không tăng, ngay cả khi xảy ra va chạm khủng khiếp.

Có một số yếu tố khác gây khó khăn cho vũ khí động năng: sức cản không khí sẽ làm chậm đầu đạn và cũng làm nóng nó đến mức nó có thể tan trong khí quyển mà không chạm tới mục tiêu mặt đất (điều mà hầu hết từng xảy ra với các thiên thạch).

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm