Quốc tế

Bom hạt nhân B61 có thể là một phần vũ khí của F-35 Ba Lan

DNVN – Thủ tướng Ba Lan Mateus Morawiecki cho biết Warsaw đang đề xuất NATO cho nước này tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân của khối. Chương trình này cho phép triển khai bom hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ các quốc gia khác.

5 vũ khí cực lợi hại Nga dùng để cản phá đà tấn công của Ukraine / Vũ khí cải tiến và chiến thuật mới của Nga khiến Ukraine khó bứt phá

Đây là động thái được ông Morawiecki cho là nhằm đáp trả việc Nga triển khai đầu đạn hạt nhân và tham gia thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với nước láng giềng Belarus, nơi chúng sẽ được triển khai chủ yếu bằng tên lửa đạn đạo Iskander và máy bay chiến đấu.

Thoả thuận này ra mắt năm 2009 và đã triển khai bom hạt nhân B61 của Mỹ tới nhiều địa điểm khác nhau trên khắp châu Âu là các đồng minh NATO của Mỹ - Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các đối tác này, ngoại trừ Đức, đã triển khai F-16 và có kế hoạch thay thế chúng bằng F-35 để vận chuyển hạt nhân.

F-35 thả bom giả B61

Ba Lan muốn Mỹ trang bị bom hạt nhân B61 cho mình. Ảnh minh hoạ.

Mặt khác, Đức trước đây đã triển khai vũ khí hạt nhân từ máy bay phản lực Tornado. Tuy nhiên, vào năm 2022, họ cũng quyết định tham gia nhóm F-35 đặc biệt để vận chuyển hạt nhân. Ba Lan cũng là một quốc gia sử dụng đáng kể F-16, loại máy bay tạo thành xương sống cho hạm đội nhỏ của nước này. Nhưng để củng cố lực lượng không quân họ đã mua thêm 32 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35A tối tân, sẽ bắt đầu giao hàng vào năm 2026.

>> Xem thêm: Lính Ukraine kinh hoàng trước phương tiện chiến đấu của Nga

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là một nhân tố thay đổi cuộc chơi khi chuyển giao vũ khí hạt nhân nhờ khả năng tàng hình tiên tiến của nó. Điều này có nghĩa là ngay cả những cảm biến tinh vi nhất cũng chỉ có thể nhắm mục tiêu F-35 ở phạm vi ngắn hơn đáng kể, nâng cao hiệu quả của nó.

Khả năng thả bom trọng lực như B61 của máy bay không tàng hình như F-16 ngày càng bị nghi ngờ do những tiến bộ lớn trong công nghệ liên quan đến phòng không, với việc F-16 được đưa vào sử dụng năm 1978 cho chiến tranh so với hiện tại là một thách thức lớn.

 

>> Xem thêm: Nhà báo người Mỹ nói về thất bại trong cuộc phản công của LLVT Ukraine

Trước đó, hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, theo yêu cầu của Minsk, Moskva triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, tương tự như những gì Mỹ lâu nay vẫn làm ở châu Âu. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết các đầu đạn nguyên tử sẽ được gắn trên tên lửa Iskander-M và máy bay chiến đấu được sửa đổi đặc biệt cho mục đích này. Sau đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, quá trình này đã bắt đầu và sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

>> Xem thêm: 'Lỗ hổng' về phòng không của châu Âu

Vũ khí - Khí tài

Doanh Doanh (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm