Brazil lắp lò phản ứng cho tàu ngầm hạt nhân... trên cạn
'Tàu ngầm Iran khiến đối thủ kinh ngạc' / Báo Mỹ lo ngại sức mạnh hạm đội tàu ngầm Nga
Việc lắp ráp do Trung tâm Thí nghiệm Aramar của Brazil (Centro Experimental de Aramar) thực hiện. Theo Bộ Quốc phòng Brazil, việc tích hợp lò phản ứng và tất cả các đơn vị liên quan, động cơ điện đẩy, được thực hiện trong một thân tàu mô phỏng khoang lò phản ứng của một tàu ngầm triển vọng. Tất cả các hệ thống sẽ được thử nghiệm trong tòa nhà này.
Hải quân Brazil đã phát triển một lớp tàu ngầm hạt nhân của riêng mình từ năm 2008. Việc đóng con tàu được đặt tên là "Alvaro Alberto" đã chính thức tiến hành từ năm 2018.
Về mặt cấu trúc, dự án dựa trên các tàu ngầm diesel-điện của Pháp trong dự án Scorpene. Brazil đã mua 4 chiếc tàu ngầm loại này từ Pháp vào năm 2009. Chúng đang được đóng tại các nhà máy đóng tàu của Brazil. Ngoài ra theo thỏa thuận, Pháp sẽ chuyển giao cho Brazil tất cả các công nghệ liên quan đến dự án.
Lượng choán nước của tàu ngầm hạt nhân mới của Hải quân Brazil sẽ là 6.000 tấn với chiều dài 100 m và rộng 9,8 m. Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ và lặn ở độ sâu 350 mét. Được biết, tàu ngầm sẽ có 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, cũng như tên lửa hành trình chống hạm và tấn công mặt đất.
Đồ họa tàu ngầm hạt nhân tương lai lớp Alvaro Alberto của Hải quân Brazil |
Việc hạ thủy tàu ngầm hạt nhân "Alvaro Alberto" ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào năm 2023, nhưng sau đó đã bị hoãn lại đến năm 2025 và mốc thời gian gần nhất là khoảng năm 2030.
Kế hoạch hiện tại quy định việc đưa con tàu vào hạm đội Hải quân Brazil trong năm 2032. Nhớ lại rằng vào tháng 8 năm 2020, Bộ Tư lệnh Hải quân Brazil thông báo hạ thủy tàu ngầm (S40) "Riachuelo" để tiến hành các cuộc thử nghiệm nghiệm thu trên biển.
Việc đóng tàu ngầm lớp Riachuelo được thực hiện trong khuôn khổ chương trình PROSUB (Programa de Desenvolvimento de Submarinos) khởi động năm 2008, chi phí ước tính khoảng 9,5 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo