C-130 còn chưa lỗi thời, An-12 đã sớm về vườn
Trong khi dòng máy bay C-130 Hercules vẫn đang được hết mực trọng dụng, thì đối thủ của nó - An-12 sẽ sớm phải nghỉ hưu vì lỗi thời. Xem ra, Liên Xô và cả Nga đều thua Mỹ trong phát triển vận tải cơ hạng trung.
Nguy to Không quân Mỹ: Chỉ còn 6 máy bay ném bom B-1 dùng tốt / Top 10 máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới
"Trong tương lai, dự án sẽ được khởi động để tạo ra một máy bay vận tải quân sự hạng trung, máy bay chở khách siêu thanh thế hệ mới", ông Konyukov nói trong lễ kỷ niệm 70 năm căn cứ thử nghiệm - phát triển hàng không Zhukov. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tuy vậy, Tupolev sẽ cần phải nhanh tay hơn khi mà họ sẽ chịu sự cạnh tranh lớn của Iluyshin - hãng này đang thiết kế mẫu máy bay vận tải quân sự hạng trung trang bị động cơ phản lực Il-276, thiết kế phác thảo dự kiến hoàn thành trong năm nay. Nguồn ảnh: Airliners.net
Antonov An-12 được đưa vào phục vụ năm 1959, gần như cùng thời điểm với C-130 Hercules, xét quan hệ Mỹ - Xô lúc bấy giờ thì An-12 giống như được sinh ra để cạnh tranh với C-130. Dẫu vậy, tới nay trong khi C-130 vẫn "trường tồn" và vẫn được ưa chuộng khắp nơi thì An-12 lại không được trọng dụng và tin tưởng tới vậy. Dây chuyền sản xuất dòng máy bay này đã ngừng lại từ năm 1973, đa số máy bay sắp hết niên hạn sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù muốn dù không, có thể thấy rằng trong lĩnh vực phát triển máy bay vận tải hạng trung, xem ra Liên Xô đã thua “thẳng cẳng” trước Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Máy bay vận tải quân sự hạng trung An-12 dài 33,1m, cao 10,53m, sải cánh 38m, trọng lượng rỗng 28 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ chở hàng và chở binh sĩ nhảy dù, ngoài ra còn có các phiên bản thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tải trọng của An-12 khoảng 20 tấn - thua kém hẳn so với C-130 (30 tấn). Dẫu vậy, thế cũng là đủ để An-12 đáp ứng nhiều “kiện hàng nặng” ví như xe thiết giáp, xe tải. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo tính toán của nhà thiết kế, nó có khả năng chở đến 2 xe thiết giáp đổ bộ đường không BMD-1. Trong ảnh, một xe tải Ural rời khoang hàng máy bay An-12. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong nhiệm vụ chở quân, An-12 có thể chuyên chở đến 60 lính dù cùng đầy đủ trang bị phục vụ cho chiến dịch đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phi hành đoàn của An-12 bao gồm 5 người: hai phi công; một thợ máy; một hoa tiêu và một điện đài. Trong ảnh, cabin với bảng điều khiển đậm công nghệ những năm 1950-1960 của An-12, đến nay các phi công vẫn phải sử dụng buồng lái này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hoa tiêu và điện đài sẽ ngồi ở cabin phía dưới với phần mũi bọc kính. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hai trên 4 động cơ AI-20L/M 4.000ehp của An-12 cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 777km/h, tốc độ trung bình 670km/h, tầm bay với tải trọng tối đa 3.600km. Nguồn ảnh: Wikipedia
An-12 cũng được trang bị vũ khí với tháp pháo đuôi trang bị hai khẩu NR-23 23mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài vai trò là máy bay vận tải, An-12 còn được sử dụng cho vai trò tác chiến điện tử (phiên bản AN-12BK-IS, An-12BK-PPS); như một máy bay ném bom (An-12BKV); thí nghiệm hệ thống tên lửa chống radar (An-12BL); trinh sát môi trường xạ - sinh - hóa (An-12RR); tiếp nhiên liệu (An-12TP-2)... Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trao đổi với báo chí, Tổng giám đốc Công ty Tuplev - ông Alexander Konyukhov cho biết, hãng này đang có kế hoạch tạo ra máy bay vận tải quân sự hạng trung loại máy bay thế thế cho dòng máy bay An-12 đã lỗi thời. Các yêu cầu về chiến thuật - kỹ thuật với máy bay mới đã được Bộ Quốc phòng Nga thông qua hồi tháng 11/2018. Nguồn ảnh: Wikipedia