Quốc tế

Cách bán hàng của Mỹ giúp Nga bán được Su-35

Bất chấp việc Mỹ đe dọa dùng biện pháp trừng phạt, Ai Cập vẫn quyết mua tiêm kích Su-35 của Nga dù mức giá không hề dễ chịu.

Nhật Bản khoe "linh hồn" của tiêm kích thế hệ 5, Mỹ "choáng váng" / Tham vọng thống trị thị trường tiêm kích hạng nhẹ thế giới của J-10C Trung Quốc

Thông tin về bản hợp đồng này được trang Military Watch dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, bản hợp đồng tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 giữa Nga và Ai Cập có tổng trị giá lên tới trên 2 tỷ USD. Với số tiền bỏ ra, Không quân Ai Cập sẽ được sở hữu 20 chiếc tiêm kích Su-35 cùng một số vũ khí và trang thiết bị đi kèm.

Tiêm kích Su-35 của Nga.

Tiêm kích Su-35 của Nga.

Như vậy, Ai Cập chấp nhận mua Su-35 với mức giá đắt đỏ hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Bởi ngay trước khi Nga thông báo về thương vụ Su-35 với Ai Cập, Giám đốc điều hành của Lockheed Martin là Marilyn Hewson cho biết, giá bán của loại chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 có thể giảm xuống mức 80 triệu USD/chiếc. Mức giá này được áp dụng từ năm 2022.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến Ai Cập chấp nhận bỏ ra số tiền lớn như vậy chỉ để sở hữu tiêm kích thế hệ 4++? Giới chuyên gia cho rằng, quyết định mua máy bay Nga đã được các nhà quân sự Ai Cập cân nhắc kỹ thiệt hơn khi đánh giá về nguồn cung một bên là Mỹ và bên kia là Nga.

Quyết định này được đưa ra khi chính quyền Cairo đã rút kinh nghiệm từ thương vụ 200 chiếc F-16 với Mỹ trước đó. Cụ thể, Mỹ bán hơn 200 chiến đấu cơ F-16 nhưng lại từ chối chuyển giao tên lửa đối không hiện đại như AIM-120 AMRAAM và AIM-9X Sidewinder.

Phi đội F-16 Ai Cập chỉ được trang bị tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và phiên bản AIM-9 lạc hậu, bị giới hạn đáng kể năng lực tác chiến và không thể đối phó với tiêm kích hiện đại trong biên chế Algeria, Arab Saudi và Israel.

 

Trong khi đó, mua Su-35 sẽ cho phép Ai Cập sở hữu một trong những tiêm kích hạng nặng hiện đại nhất thế giới, cùng kho vũ khí đa dạng tối tân nhất hiện nay của Nga, kể cả tên lửa RVV-AE.

Su-35 không chỉ giúp Ai Cập sánh ngang với các cường quốc khu vực, mà còn mang tới lợi thế rõ ràng trong những trận không chiến, cho phép họ tấn công những mục tiêu chiến lược như máy bay cảnh báo sớm của đối phương.

Mỹ từ lâu đã tìm cách buộc Cairo phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ phương Tây, đồng thời giới hạn năng lực tác chiến của Ai Cập nhằm duy trì cân bằng sức mạnh tại Trung Đông. Lầu Năm Góc cũng từng ngăn Pháp trang bị tên lửa hành trình Scalp cho phi đội Rafale của Ai Cập.

Chính sách này được cựu Tổng thống Anwar Sadat ủng hộ từ thập niên 1970, bất chấp sự phản đối của giới chức quân sự. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Al Sisi hiện nay muốn tăng tính độc lập trong quốc phòng, nhằm xây dựng lực lượng ngang ngửa những nước láng giềng.

Các hợp đồng mua Su-35, hệ thống phòng không tầm xa S-300V4 và đề xuất đặt hàng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga cũng nằm trong kế hoạch đầy tham vọng trên của Ai Cập, giúp nước này vừa tăng cường sức mạnh, đồng thời giảm lệ thuộc vào Mỹ và phương Tây.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm