Quốc tế

Cách phòng thủ của Nga diệt sạch tên lửa ICBM

Với việc tích hợp những hệ thống phòng thủ cực mạnh thành một mạng lưới thống nhất, Nga có thể diệt sạch đòn tấn công từ tên lửa ICBM của đối phương.

Iran nâng cao sức mạnh của đầu đạn tên lửa / Nhật Bản nói Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Năm 2020 đánh dấu 25 năm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến lược A-135 Nga thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đây được coi là là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo chiến lược duy nhất trên thế giới, vũ khí này bắt nguồn từ cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Cach phong thu Nga diet sach ten lua ICBM
Phòng thủ Nga.

Theo truyền thông Nga, hiện tại phiên bản 2.0 của hệ thống A-135 là hệ thống A235 đang được phát triển mạnh mẽ và được gọi là "lá chắn vàng" của lực lượng phòng thủ và không gian Nga.

Chuyên gia quân sự cấp cao của Nga Alexei Leonkov cho biết, tổ hợp A-235 là câu trả lời của Nga đối với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở các nước NATO. Sức mạnh của A235 cũng được chính các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thừa nhận nó hoàn toàn vượt trội hơn hẳn các phiên bản tương tự của Mỹ.

Chuyên gia này nhấn mạnh, so với hệ thống tên lửa A-135 phiên bản mới vượt trội hơn hẳn. Đặc biệt các thành phần của tổ hợp của phiên bản này được đặt trên khung gầm xe chuyên dụng cho phép tăng khả năng cơ động, vì vậy có thể triển khai dễ dàng trên lãnh thổ Nga.

Tầm xa của A-235 cũng tăng đáng kể khoảng 1500 km và có thể bay cao đến trên 800 km. Còn phần chiến đấu không khác gì cho với phiên bản cũ. Hiện tại, các thông tin liên quan tới tổ hợp Nudol (mật danh của A-235) vẫn còn khá ít ỏi.

Tuy nhiên, các chuyên gia phỏng đoán tổ hợp A-235 với việc được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin.

 

Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao trên 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km.

Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn thường và hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Với tầm cao đánh chặn đạt được, Nga tin rằng hệ thống A-235 hoàn toàn đủ sức bắn hạ cả vệ tinh đối phương.

Điều đặc biệt theo nguồn tin quân sự Nga, dù là hệ thống A-135 hay hệ thống A-235 trong tương lai, đều không phải là hệ thống phòng thủ tiến hành chiến đấu độc lập mà được tích hợp vào hệ thống phòng thủ không gian của Nga.

Theo đó, A-135 sẽ phối hợp với hệ thống phòng không S-400/S-500, hệ thống phòng chống tên lửa đạn đạo – vệ tinh PRO-PSO Nudol A-235 và hệ thống chống tên lửa tầm xa để tạo thành một hệ thống phòng thủ không gian nhiều tầng lớp. Trong đó, A-235 chịu trách nhiệm chính trong việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo bay xuyên qua bầu khí quyển.

Với sự đổ vỡ liên tiếp của một số thỏa thuận chiến lược giữa Mỹ và Nga, nhất là thông báo gần đây của Mỹ về "khả năng tấn công hạt nhân chiến thuật", hành động của Nga cũng thể hiện rằng, mạng lưới chống tên lửa chiến lược của Nga với đại diện là hệ thống A-235 sẽ trở thành lá chắn đủ mạnh để chặn đứng đòn tấn công bằng vũ khí chiến lược từ bên ngoài nhằm vào Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm