Cải tiến vượt trội trên tiêm kích Su-57 sản xuất hàng loạt
Nhật Bản khoe "linh hồn" của tiêm kích thế hệ 5, Mỹ "choáng váng" / Tham vọng thống trị thị trường tiêm kích hạng nhẹ thế giới của J-10C Trung Quốc
Thông cáo báo chí từ Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cho biết, hợp đồng đầu tiên nhằm mục đích hợp tác sản xuất hàng loạt những chiếc tiêm kích Su-57 đã ký bởi ONPP Technologiya được đặt tên theo A.G. Romashina (một phần của Tập đoàn Rostec) và Công ty PJS Sukhoi (trực thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất - UAC).
Tổng cộng từ năm 2020 đến năm 2028, chi nhánh của công ty tại Komsomolsk on Amur sẽ cung cấp 74 bộ sản phẩm composite cho cơ sở lắp ráp để tiến hành tích hợp nó vào máy bay chiến đấu thế hệ năm Su-57.
Nhờ sử dụng vật liệu composite, Su-57 độ bền cao và nhẹ, kết hợp với các đặc tính kỹ thuật khác, cung cấp cho máy bay khả năng cơ động tuyệt vời. Ngoài ra việc lựa chọn vật liệu tổng hợp còn làm cho chiếc tiêm kích trở nên vô hình với radar.
"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 là thành tựu phát triển tiên tiến của các nhà khoa học và kỹ sư Nga. Hoạt động nhằm tạo ra các bộ phận composite để lắp ráp chính là hợp đồng đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác sản xuất hàng loạt Su-57".
"Các doanh nghiệp trực thuộc Rostec được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Đối với vấn đề này, chúng tôi có kinh nghiệm cần thiết, cơ sở sản xuất và các chuyên gia", Giáo sư Oleg Evtushenko, Giám đốc điều hành của Rostec cho biết.
Bên cạnh các đặc tính đã nêu, vật liệu composite còn được kỳ vọng sẽ giúp cho khung thân của chiếc tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Nga đạt tới độ bền khoảng 6.000 - 8.00 giờ bay, tương đương chiến đấu cơ phương Tây.
Chiếc tiêm kích Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên chuẩn bị được bàn giao cho Không quân Nga |
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga thì chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên trong diện sản xuất hàng loạt sẽ được bàn giao cho không quân nước này vào cuối năm 2019, những hình ảnh mới nhất cho thấy tiến độ này sẽ được hoàn thành.
Tuy nhiên chưa rõ chiếc chiến đấu cơ Su-57 trên đã được ứng dụng các công nghệ mới về vật liệu composite polymer, hay là vẫn sử dụng các kết cấu kim loại tương tự như những mẫu thử Sukhoi T-50 từng xuất hiện trước đó.
Dự kiến sang năm 2020 tổ hợp KnAAPO sẽ tiếp tục vận hành dây chuyền lắp ráp Su-57 để bàn giao cho Không quân Nga khoảng 16 chiếc vào năm 2022, khi đó nhiều khả năng Su-57 sẽ có thêm một số cải tiến nữa nhờ những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?
Tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được sử dụng nhiều chi tiết từ vật liệu composite