Cận cảnh dàn máy bay làm nên sức mạnh của Không quân Trung Quốc
Để có thể có được một lực lượng không quân hùng mạnh, sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu nội địa như hiện tại, Trung Quốc đã từng phải trải qua một khoảng thời gian rất dài thất bại cùng với các loại máy bay thử nghiệm của quốc gia này.
Sức mạnh máy bay tiêm kích JF-17 của không quân Pakistan / Giải mã máy bay truyền tin cực độc Mỹ dùng trong CTVN
Đầu tiên phải kể đến chiến đấu cơ J-10 - đây là lần đầu tiên Trung Quốc phát triển một chương trình máy bay chiến đấu độc lập hoàn toàn. Năm 2006, chiến đấu cơ J-10 được trao tặng danh hiệu Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quốc gia - giải thưởng cao quý nhất của Trung Quốc dành cho các thành tựu khoa học của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Tiếp theo J-10 là đến J-11. Đây là loại chiến đấu cơ thế hệ ba của Trung Quốc (tương đương thế hệ 4 của quốc tế) và được cho là có thiết kế sao chép bất hợp pháp Sukhoi Su-27 của Nga. Tuy nhiên năm 2009, J-11 vẫn dành được Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quốc gia. Trong ảnh là một trong bốn mẫu thử đầu tiên của J-11, được sử dụng để thử nghiệm hệ thống khi động học và hệ thống vũ khí. Nguồn ảnh: Sina.
WZ-10 cũng là loại trực thăng tấn công đầu tiên do Trung Quốc độc lập phát triển. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của loại trực thăng này cất cánh lần đầu năm 2003 nhưng mãi tới năm 2010 nó mới hoàn thiện. Tổng cộng có năm nguyên mẫu WZ-10 từng được chế tạo phục vụ cho việc thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 lần đầu tiên được Trung Quốc cất cánh thử nghiệm vào năm 2003 và hoàn thiện thiết kế vào năm 2007. Về cơ bản loại máy bay cảnh báo sớm này là hệ thống radar, cảm biến của Trung Quốc gắn trên máy bay vận tải Il-76 ra đời từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.
JH-7 là loại máy bay ném bom hai chỗ, hai động cơ, có tốc độ siêu âm lần đầu tiên được Trung Quốc tự thiết kế và cất cánh lần đầu vào năm 1988. Tới năm 1998, máy bay ném bom này mới chính thức hoàn thiện thiết kế. Trong ảnh là một trong năm mẫu thử nghiệm của JH-7, nguyên mẫu này có nhiệm vụ thử nghiệm hệ thống động cơ, khả năng kiểm soát nhiên liệu, độ bền khung máy bay và thử nghiệm độ G tối đa khi bay. Nguồn ảnh: Sina.
Được thiết kế dựa trên máy bay vận tải An-12 của Liên Xô, Y-8 hay Vân-8 là loại máy bay bốn động cơ cánh quạt do Trung Quốc tự sản xuất và thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài trong những năm 80 của thế kỷ trước. Loại máy bay này hiện không còn được Trung Quốc sử dụng, đã về hưu từ năm 2010. Nguồn ảnh: Sina.
K-8 - một loại máy bay phản lực huấn luyện ít tiếng tăm của Trung Quốc đã ra đời từ năm 1992 khi trình diễn tại Triển lãm Hàng không Singapore. Đây là loại máy bay được thiết kế để phục vụ cho các mục đích mô phỏng bay, huấn luyện phi công bay cận âm, nghiên cứu khoa học,... Nguồn ảnh: Sina.
Trực thăng Mi-8/17 - loại trực thăng huyền thoại do Liên Xô sản xuất và là loại trực thăng phổ biến nhất thế giới cho tới tận ngày nay cũng từng được Trung Quốc sản xuất. Phiên bản trực thăng Mi-8 do Trung Quốc sản xuất chủ yếu phục vụ lĩnh vực dân sự và nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Sina.
Thành công của việc nghiên cứu và chế tạo các loại máy bay phản lực hiện đại của Trung Quốc không thể thiếu được sự góp sức rất quan trọng của một phiên bản máy bay ném bom H-6 cực dị, đó là phiên bản H-6 dùng để thử nghiệm động cơ phản lực ra đời năm 1976. Phiên bản này có khả năng mang theo một động cơ phản lực các loại dưới bụng kèm các thiết bị đo đạc, cung cấp thông số kỹ thuật thực tế của các loại động cơ mới. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay vận tải hai cánh quạt Y-7 hay Vân -7 lần đầu tiên được Trung Quốc cho cất cánh vào năm 1970 và tới nay, tổng cộng đã có khoảng 103 chiếc Y-7 từng được Trung Quốc sản xuất. Các đóng góp của Y-7 chủ yếu trong lĩnh vực dân sự khi nó có chi phí vận hành rất rẻ, cung cấp cho các nhà khoa học Trung Quốc khả năng thử nghiệm khoa học ở độ cao tối đa 8000 mét với chi phí ít tốn kém hơn nhiều trước đó. Nguồn ảnh: Sina.
Có thiết kế cửa hút gió ở mũi cực dị, máy bay J-5 là loại phản lực siêu âm đầu tiên từng được Trung Quốc độc lập nghiên cứu và sản xuất. Chiếc J-5 đầu tiên được thực hiện bay siêu âm vào năm 1964 và sau đó đã trở thành máy bay đầu tiên của Trung Quốc tham gia vào thử nghiệm ném bom nguyên tử. Nguồn ảnh: Sina.
Cuối cùng là loại máy bay tối quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển chiến đấu cơ sau này của Trung Quốc đó là máy bay... thử nghiệm ghế phóng được phát triển từ phiên bản Harbin H-5. Năm 1978, chương trình nghiên cứu ghế phóng 2-0 - nghĩa là phóng được phi công ra ngoài máy bay an toàn khi máy bay ở độ cao bằng 0 và tốc độ bay bằng 0 đã giành được Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quốc gia danh giá. Nguồn ảnh: Sina.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo