Hai nguyên nhân khiến ảnh hưởng của Đức bị suy giảm
Ngoại trưởng Nga thông tin về sức khỏe của Tổng thống Putin trước tin đồn "ốm nặng" / Nga tuyên bố kiểm soát 1/3 thành phố Severodonetsk ở phía Đông Ukraine
Trong nhiều năm, Đức là nhà lãnh đạo của EU, đặc biệt có tiếng nói và sức ảnh ảnh hưởng với các quốc gia Trung và Đông Âu trong EU, những nước đã dựa vào Berlin để được bảo trợ. Thông thường, khi Liên minh châu Âu (EU) cần sự ủng hộ của họ trong các chương trình của EU, chính Đức đã khuyến khích, vận động Ba Lan, Hungary hoặc những nước khác tham gia.
Nhưng một loạt các diễn biến gần đây đã làm xói mòn quyền lực và ảnh hưởng của Berlin ở Trung và Đông Âu. Những sự kiện này gồm việc Thủ tướng Angela Merkel nghỉ hưu vào cuối năm ngoái, dẫn đến việc thành lập một chính phủ liên minh ba bên phức tạp hơn ở Berlin, và đặc biệt là một loạt các vấn đề về chính sách cũng thông điệp không nhất quán về Nga và cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo nhiều quan chức và nhà ngoại giao EU, kết quả là vai trò của Berlin bị suy yếu rõ rệt và trong một số trường hợp, các nước khác trong khu vực đang hướng đến việc sẵn sàng đi theo con đường riêng của họ, công khai thách thức liên minh truyền thống Pháp-Đức, vốn là trung tâm quyền lực và ra quyết định của EU.
“Chúng tôi không cần sự bảo vệ của Đức. Ba Lan đã thể hiện vai trò lãnh đạo tốt, trong phản ứng với Nga, liên quan đến những người tị nạn Ukraine, cũng như về việc loại bỏ dần khí đốt của Moskva”, một nhà ngoại giao từ Đông Âu tuyên bố, ám chỉ đến chính sách mềm mỏng của Berlin với Moskva.
Sự thất vọng với chính quyền Đức được thể hiện rõ nét trong tuần này khi các nguyên thủ quốc gia và chính phủ EU phải vật lộn để đạt được thỏa thuận cấm vận một phần dầu mỏ của Nga và vượt qua sự phản đối cứng rắn của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán.
Trước đây, khi ông Orbán gây trở ngại cho các đề xuất của EU, bà Merkel thường đứng ra “dàn xếp và thỏa hiệp”. Hiện nay, việc bà Merkel với ông Orbán và những người khác - cả trong và ngoài khối - có phục vụ lợi ích của EU về lâu dài hay không vẫn còn rất nhiều câu hỏi. Nhưng không có nghi ngờ gì về vai trò của Berlin trong EU sau thời kỳ của bà Merkel.
Lần này, Đức bị chỉ trích vì muốn có lợi thế liên quan đến đề xuất miễn lệnh cấm vận đối với dầu vận chuyển qua đường ống. Berlin liên tục phủ nhận mọi liên quan đến việc đề xuất miễn trừ và cuối cùng cam kết sẽ chấm dứt mọi hoạt động mua dầu của Nga vào cuối năm nay - như một minh chứng rõ ràng rằng họ sẽ không thu được gì từ nguồn cung đường ống.
Nhưng thực tế là các nước thành viên EU khác, bao gồm cả một số nước từ Trung và Đông Âu, vẫn nghi ngờ, qua đó nhấn mạnh uy tín bị suy giảm của Berlin.
Trong khi đó, chuyến thăm Budapest trước đó của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng Đức dưới thời chính phủ của bà Merkel, đã không mang lại bước đột phá nào liên quan đến bế tắc về lệnh cấm dầu. Và tranh chấp pháp quyền đang diễn ra của Hungary với Ủy ban châu Âu khiến việc đạt được thỏa hiệp trở nên khó khăn hơn.
Thay vào đó, nhiệm vụ đã được giao cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, người từng là Thủ tướng Bỉ, để tìm kiếm thỏa hiệp và Hungary cuối cùng đã chấp nhận, mở đường cho việc áp dụng không chỉ lệnh cấm dầu mà còn bổ sung một số biện pháp trong gói trừng phạt thứ sáu rộng hơn. Người kế nhiệm bà Merkel, Thủ tướng Olaf Scholz, một thànhviên đảng Dân chủ Xã hội, đã không thể hiện được vai trò chủ chốt.
“Thủ tướng Scholz chỉ là người Đức khoan dung thay vì là người tạo ra thỏa hiệp như bà Merkel. Không có ai thay thế bà Merkel", một nhà ngoại giao EU nhận định.
Một quan chức Đức đã bác bỏ những tuyên bố như vậy, cho rằng "thực tế là có rất nhiều nước bị chỉ trích và điều đó chỉ cho thấy rằng Đức vẫn đóng vai trò hàng đầu" trong làm trung gian các thỏa hiệp ở cấp độ EU vào thời điểm khó khăn này.
Ông Scholz tuần trước lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày vào cuối tháng 5 vừa qua đã "nhấn mạnh sự đoàn kết của châu Âu đối với Ukraine" - một thành tựu mà theo ông là nhờgiúp đỡ tài chính, tiếp nhận người tị nạn cũng như hỗ trợ quân sự bổ sung cho Kiev thông qua một thỏa thuận hoán đổi xe tăng với Hy Lạp.
Sự suy giảm ảnh hưởng của Đức đã diễn ra trong những năm cuối nhiệm kỳ 16 năm của bà Merkel, nhưng lần đầu tiên xuất hiện rõ ràng vào tháng 6 năm ngoái khi bà Merkel và Tổng thống Pháp Macronđề xuấttổ chức hội nghị thượng đỉnh EU với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng bị các nhà lãnh đạo từ Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva bác bỏ.
Trước đó, sự tín nhiệm của Đức và Pháp đã bị giảm sút sau nỗ lực thất bại trong thời gian dài nhằm thực hiện các thỏa thuận hòa bình Minsk, nhằm chấm dứt xung đột ở khu vực Donbas, miền Đông Ukraine.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2 đã khẳng định thêm với các quốc gia Đông Âu rằng Đức đã “mắc sai lầm khi đặt lợi ích kinh tế lên trên việc kiềm chế và cô lập Moskva”. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về cuộc xung đột, nhưng Berlin và Paris đã phản ứng bằng thái độ hoài nghi.
Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao và quan chức Đông Âu cho biết họ vẫn hy vọng rằng Berlin sẽ trở lại - có lẽ là khôi phục uy tín trong các vấn đề quốc tế với sự hỗ trợ của Ngoại trưởng Annalena Baerbock. Thủ tướng Latvia Krišjānis Kariņš đã kêu gọi Đức tiếp tục vai trò hàng đầu của họ. “Theo quan điểm của chúng tôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu Đức đóng vai trò chủ đạo hơn. Quan điểm của tôi không thay đổi với sự thay đổi của chính phủ Đức”, ông Kariņš nói trong một cuộc phỏng vấn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo