Cảnh tượng bất ngờ trong cabin tiêm kích nhanh nhất thế giới
Với kỷ lục tốc độ Mach 3,2, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ rằng tiêm kích MiG-25 phải có hệ thống điều khiển phức tạp kinh khủng, nhưng thực tế lại là điều ngược lại.
Không quân Ba Lan gặp "khủng hoảng", muốn thay F-16 bằng F-35 tối tân / Ông Putin tiết lộ điều Nga sẽ làm khi vũ khí hạt nhân trở nên lỗi thời
Dù không có chiến tích lẫy lừng như MiG-21, nhưng MiG-25 vẫn thuộc hàng một trong những dòng máy bay tiêm kích nổi tiếng nhất thế giới, thậm chí kể cả khi chúng không còn hoạt động trên thế giới. Sự nổi tiếng không phải là chiến tích chấn động toàn cầu mà là tốc độ nhanh khủng khiếp, nó bay nhanh tới mức có thời điểm không có máy bay tiêm kích nào của Mỹ-NATO bắt kịp. Ảnh: Rusarmy
Thật vậy, với tốc độ Mach 3,2, năm 1971, các máy bay MiG-25 xuất phát từ Ai Cập do phi công Liên Xô điều khiển đã xâm nhập thành công vào không phận Israel. Dù phát hiện ra MiG-25 nhưng 48 máy bay Israel vẫn không thể bắn hạ được MiG bởi tốc độ của F-4 chẳng thể nào đuổi kịp. Sự kiện này khiến Tel Aviv và cả thế giới phương Tây hoảng sợ suốt một thời gian dài. Ảnh: Wikipedia
Với tốc độ bay kinh khủng như vậy, chắc chắn nhiều người sẽ phải nghĩ về việc hệ thống điều khiển của MiG-25 phải cực kỳ hiện đại. Thế nhưng, sự thật thì ngược lại, sau này khi người ta được tiếp cận thoải mái với các bí mật trên MiG-25, hóa ra bên trong cabin tiêm kích này lại quá bình thường, đơn giản tới mức không ngờ. Ảnh: Buồng lái MiG-25 với bảng điều khiển đều là thiết bị analog với đồng hồ hiển thị tham số kỹ thuật bay. Ảnh: Wikipedia
Nhưng đơn giản cũng có cái hay của nó, giới chuyên gia phương Tây sau khi có được một chiếc MiG-25 từ vụ phi công Belenko đào tẩu năm 1976 đã phát hiện ra điều này. Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều khiển phức tạp bên trong khoang điện tử của máy bay. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế. Như mọi máy bay Xô Viết, tiêm kích MiG-25 được thiết kế để chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt, càng dễ bảo trì càng tốt. Ảnh: Wikipedia
MiG-25 có kích thước khá lớn so với dòng MiG-21 hay MiG-23, dài tổng thể 23,82m, sải cánh 14,01m, cao 6,1m, trọng lượng rỗng đến 20 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 36 tấn. Ảnh: Wikipedia
Phần lớn các phiên bản tiêm kích MiG-21 đều chỉ có một chỗ ngồi, tuy nhiên riêng dòng huấn luyện - chiến đấu MiG-25PU có 2 chỗ ngồi. Đáng ngạc nhiên, thiết kế 2 buồng lái của MiG-25PU rất kỳ lạ, nằm tách biệt nhau thay vì cùng 1 cabin như phần lớn các thiết kế truyền thống. Cabin của giáo viên nằm ở cao hơn so với cabin học viên. Ảnh: Wikipedia
Theo giới chức phương Tây, MiG-25 được xây dựng quanh cặp động cơ phản lực "khủng" của nó, Việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Giống như nhiều máy bay Xô Viết, những đầu đinh tán được để lộ tại những bề mặt không ảnh hưởng đến lực cản khí động lực của máy bay. Ảnh: Wikipedia
Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Ảnh: Wikipedia
MiG-25 trang bị động cơ turbojet có đốt tăng lực lần 2 Tumansky R-15B-300 cho phép máy bay đạt tốc độ cực đại Mach 3,2. Tuy nhiên, thực tế nếu bay tốc độ kinh khủng này MiG-25 sẽ phải động cơ sau một lần sử dụng. Do đó các phi công được khuyến cáo chỉ nên bay với tốc độ Mach 2,83. Ảnh: Airliners.net
Tầm bay của MiG-25 đạt 1.860km nếu bay tốc độ cận âm Mach 0,9, nếu duy trì tốc độ siêu âm Mach 2,35 thì nó chỉ bay 1.630km và càng giảm dần nếu càng tăng tốc độ nhanh hơn. Trần bay của MiG-25 đạt 20,7km với 4 tên lửa hoặc 24km với 2 đạn, tốc độ leo cao 208m/s. Ảnh: Wikipedia
Ngoài động cơ, MiG-25 từng khiến Mỹ-NATO hốt hoảng với hệ thống radar cực mạnh của nó với công suất 600kW cho phép hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu nặng nhất. Radar Smerch A RP-25 của MiG-25 có thể phát hiện máy bay ném bom ở cự ly 100km với phạm vi theo dõi ở mức 50km. Ảnh: Wikipedia
Về vũ khí, MiG-25 có khả năng triển khai tới 6 tên lửa tầm ngắn - tầm trung hỗn hợp với hai loại tên lửa không đối không tầm xa khá mạnh gồm: R-40 và R-23. Ảnh: Wikipedia
Trong đó, R-40 (NATO gọi là AA-6 Acrid) từng được xếp vào một trong những loại đạn không đối không bự nhất thế giới. Nó nặng tới 475kg, dài 6,29m, mang đầu nổ 38-100kg và tầm bay từ 50-80km. Tên lửa trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc đầu dẫn hồng ngoại. Loại tên lửa này lần đầu xuất kích bắn hạ mục tiêu vào ngày 17/1/1991, tiêm kích MiG-25 của Iraq xuất sắc bắn rơi chiếc F/A-18C của Không lực Hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo