Quốc tế

Mỹ thất thế trước Nga trong cuộc chiến dưới đáy biển

Tạp chí Mỹ Forbes nhận định là Mỹ đã tụt lại phía sau Nga trong cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là trong lĩnh vực tàu ngầm không người lái.

Philippines ngừng các hoạt động diễn tập quân sự chung với Mỹ / 'Tranh cãi' trực thăng Mỹ phá hủy trận địa S-400

Forbes viết rằng, lợi thế của Nga trong cuộc đua vũ trang với Mỹ là Nga có thể chế tạo ra tàu ngầm hạt nhân không người lái đầu tiên trên thế giới, trong khi Mỹ chưa có công nghệ để tạo ra loại vũ khí tương tự.

Bài báo chỉ ra rằng, lợi thế của hạm đội tàu ngầm Mỹ nằm ở sự độc lập của tàu ngầm và đội hình số lượng lớn hiện đang phục vụ và số lượng vũ khí có trên một tàu ngầm, trong khi các đội tàu ngầm Nga có ít thành viên hơn, lại gồm nhiều chủng loại khác biệt hơn.

Tuy nhiên, nếu cuộc cách mạng về robot chiến đấu bắt đầu thúc đẩy thế giới hướng tới việc tạo ra những tàu ngầm không cần đến thủy thủ đoàn trên tàu, thì Nga sẽ có lợi thế.

Tạp chí lưu ý đến tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon (Status-6, hoặc Kanyon) mang đầu đạn hạt nhân công suất lớn hiện đang được chế tạo ở Nga. Các tác giả liệt nó vào danh sách vũ khí, là một loại ngư lôi hạt nhân thông minh, vì Status-6 không được thiết kế cho việc quay trở lại căn cứ sau khi tấn công.

Bài viết nhắc lại rằng, Poseidon được trang bị động cơ và máy phát điện hạt nhân cùng với một đầu đạn hạt nhân mạnh mẽ, đã mang lại cho nó biệt danh “vũ khí ngày tận thế” từ các nhà báo phương Tây.

Tàu ngầm hạt nhân Poseidon (Status-6) có thời gian thực hiện nhiệm vụ không giới hạn, khả năng tấn công mạnh mẽ
Tàu ngầm hạt nhân Poseidon (Status-6) có thời gian thực hiện nhiệm vụ không giới hạn, khả năng tấn công mạnh mẽ

Ngoài ra, bài viết đề cập đến lò phản ứng tự động dưới nước được thiết kế cho việc hoạt động liên tục. Hiện nay, Cục thiết kế Malakhit đã đề xuất sử dụng nó trong cả các tàu ngầm hạt nhân có người lái. Điều này sẽ khiến hệ thống động lực của con tàu hoàn toàn tự chủ, trong khi thủy thủ đoàn tàu sẽ tham gia vào những nhiệm vụ khác.

Với những thành tựu trên, Forbes lưu ý rằng, hải quân Nga hiện nay có cơ hội kết hợp các máy phát điện tua bin hạt nhân với công nghệ không người lái, để chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công không người lái đầu tiên trên thế giới.

Ấn phẩm nhấn mạnh rằng, một cỗ máy không người lái như vậy có thể ít linh hoạt hơn và kém hiệu quả hơn so với các tàu ngầm có người lái hiện có, nhưng do không cần phải tính đến những yêu cầu bảo vệ con người dưới đáy đại dương nên những chiếc tàu ngầm không người lái chắc chắn sẽ chế tạo dễ dàng hơn. với giá thành rẻ hơn. Do đó, Nga có thể nhanh chóng chế tạo hàng loạt để hình thành hạm đội tàu ngầm không người lái khổng lồ.

Ngoài ra, những tàu ngầm như vậy sẽ có thời gian thực hiện nhiệm vụ không giới hạn.

 

Forbes kết luận rằng, Nga sẽ có những công nghệ này sớm hơn nhiều, vì hiện tại các lò phản ứng hạt nhân ở phương Tây đã được phát triển cho tàu ngầm với sự có mặt của thủy thủ đoàn trên tàu và phải cần một lượng thời gian và tiền bạc đáng kể để chế tạo ra lò phản ứng mới hoạt động hoàn toàn tự động, không cần con người điều khiển.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm