Quốc tế

Cảnh tượng kinh hoàng khi Hải quân Mỹ kích nổ mìn bên cạnh siêu tàu sân bay

Siêu tàu sân bay mới của Hải quân Mỹ đang trải qua các cuộc thử nghiệm xung sóng kích, và để làm việc này, người ta đặt chất nổ gần con tàu và kích nổ để mô phỏng các khía cạnh của điều kiện chiến đấu thực tế.

Điều tàu sân bay duy nhất ở châu Á tới Trung Đông, Mỹ để lại “khoảng trống” quân sự lớn / Trước khi đủ sức đe dọa tàu sân bay Mỹ không ngờ Tu-22 lại là thiết kế thất bại

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) đã hoàn thành thử nghiệm chịu đựng vụ nổ đầu tiên theo lịch trình ở Đại Tây Dương vào ngày 18 tháng 6 năm 2021. Ảnh của Hải quân Mỹ

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) đã hoàn thành thử nghiệm chịu đựng vụ nổ đầu tiên theo lịch trình ở Đại Tây Dương vào ngày 18 tháng 6 năm 2021. Ảnh của Hải quân Mỹ.

USS Gerald R. Ford (CVN-78), chiếc đầu tiên của lớp hàng không mẫu hạm mới, đã hoàn thành cuộc thử nghiệm chịu đựng vụ nổ đầu tiên trong đợt thử nghiệm va chạm toàn tàu diễn ra từ hôm thứ Sáu ngoài khơi Bờ Đông Mỹ.

Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng tàu sân bay USS Gerald R. Ford được "thiết kế bằng cách sử dụng các phương pháp mô hình máy tính tiên tiến, thử nghiệm và phân tích để đảm bảo con tàu đủ cứng cáp để chịu được các điều kiện chiến đấu và những thử nghiệm này cung cấp dữ liệu được sử dụng để xác nhận độ cứng và khả năng chống va đập của con tàu."

Tài khoản Twitter chính thức của USS Gerald R. Ford viết hôm thứ Bảy rằng "ban lãnh đạo và thủy thủ đoàn đã thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu của Hải quân qua cơn chấn động, chứng minh con tàu chiến của chúng tôi có thể chịu đựng các loại tác động và tiếp tục sứ mệnh của chúng tôi trong lĩnh vực hàng không hải quân”.

Mặc dù đã tiến hành thử nghiệm dạng này với các tàu khác, nhưng các thử nghiệm mới nhất với Ford, tàu sân bay mới nhất và tiên tiến nhất của họ, là lần đầu tiên kể từ năm 1987, Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm va chạm với một tàu sân bay.

Hải quân Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm va chạm và chấn động lần gần đây nhất, tức là năm 1987, có sự tham gia của tàu sân bay lớp Nimitz, USS Theodore Roosevelt.

Thử nghiệm xung kích được thiết kế để kiểm tra cách các tàu chiến của Hải quân Mỹ chống lại các rung chấn nghiêm trọng và xác định các lỗ hổng tiềm ẩn liên quan đến chấn động trên tàu chiến.

 

Một nghiên cứu năm 2007 của quân đội Mỹ cho thấy các cuộc thử nghiệm xung kích của Hải quân Mỹ có nguồn gốc từ các quan sát thu thập được từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Các vụ nổ gần, ngay cả khi các tàu không bị tấn công trực diện, sẽ tạo ra các sóng áp suất cao, có tính hủy diệt về phía chúng.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, "người ta phát hiện ra rằng mặc dù những vụ nổ gần tàu như vậy không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thân tàu hoặc cấu trúc thượng tầng, nhưng cú sốc và rung chấn liên quan đến vụ nổ vẫn làm mất khả năng của con tàu, bằng cách vô hiệu hóa các bộ phận và hệ thống quan trọng", nghiên cứu cho biết.

"Khám phá này khiến Hải quân Mỹ phải thực hiện một quy trình thử nghiệm độ cứng, chống va đập nghiêm ngặt", báo cáo đề cập các thử nghiệm sóng xung kích viết.

Hải quân Mỹ nói rằng các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành "tuân thủ các yêu cầu về giảm thiểu tác động môi trường, tôn trọng các mô hình di cư đã biết của sinh vật biển trong khu vực thử nghiệm”.

 

Sau khi hoàn thành các thử nghiệm chống va chạm toàn tàu, tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ quay trở lại bến tàu tại công ty Newport News Shipbuilding và khoảng thời gian sáu tháng sau đó con tàu sẽ trải qua quá trình "hiện đại hóa, bảo trì và sửa chữa trước khi đưa vào hoạt động ", Hải quân Mỹ nói.

Là một con tàu hạng nhất, USS Gerald R. Ford đã phải trải qua nhiều lần chi phí đội giá, trì hoãn và thất bại về công nghệ, nhưng Hải quân Mỹ vẫn đang tiếp tục với dự án này.

Có ba tàu sân bay lớp Ford khác đang trong giai đoạn mua sắm và phát triển khác nhau, đó là USS John F. Kennedy (CVN-79), USS Enterprise (CVN-80) và USS Doris Miller (CVN-81).

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm