Quốc tế

Cặp đôi “sát thủ” Ka-52 và Mi-24 phối hợp phóng tên lửa chống tăng

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video về hoạt động của trực thăng chiến đấu Ka-52 và Mi-24 trong khuôn khổ chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Sự kết hợp lợi hại của tiêm kích MiG-31 và tên lửa “sát thủ” R-37M / Ukraine sử dụng tên lửa Buk để đối phó máy bay Nga

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Video được chia sẻ vào ngày 16/11. Theo Bộ Quốc phòng Nga, 2 trực thăng này thuộc Quân khu miền Trung – quân khu lớn nhất trong số 5 quân khu của Nga phụ trách một khu vực rộng tới hơn 7 triệu km2, chiếm 40% diện tích lãnh thổ Nga. Bộ này cho biết, các phi công của Ka-52 và Mi-24 đã hoạt động phối hợp để gia tăng khả năng tấn công. Hai trực thăng nói trên đã sử dụng cả tên lửa dẫn đường và tên lửa không dẫn đường để bắn hạ xe tăng và xe chiến đấu bộ binh (IFV) của Ukraine.
Trực thăng Ka-52 của Nga phóng tên lửa S-8 theo hình vòng cung. Nguồn: Twitter

“Phi hành đoàn của Ka-52 và Mi-24 đã bí mật tiếp cận mục tiêu ở độ cao cực thấp. Sau đó phi công phóng tên lửa từ trên cao để gia tăng phạm vi phá hủy”, Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.
Kể từ tháng 4/2022, trực thăng chiến đấu của Nga chủ yếu sử dụng tên lửa không dẫn đường để tấn công vào các cứ điểm của Ukraine từ phía sau chiến tuyến của Nga.
Trong các đợt tấn công, máy bay trực thăng của Nga sẽ tiếp cận khu vực mục tiêu ở độ cao dưới 60 m, sau đó bay nghiêng một góc từ 15 đến 30 độ và phóng tên lửa không dẫn đường S-8 và S-13 theo hình vòng cung. Chiến thuật này cho phép phi hành đoàn giữ vững vị trí ở phía sau tiền tuyến của Nga để tránh mối đe dọa từ Hệ thống phòng không di động vác vai (MANPADS).
Tuy vậy, nhược điểm của chiến thuật này là độ chính xác không cao, chỉ đủ để buộc các đơn vị Ukraine đang hoạt động ngoài trời phải ẩn nấp hoặc khiến họ phải “giậm chân tại chỗ” trong chiến hào, báo cáo của Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh (RUSI) thuộc Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
Tại các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine, đặc biệt là tại vùng Donbass, Nga được cho là thường xuyên điều trực thăng Ka-52 và Mi-24 tấn công vào ban đêm để gây áp lực đối với quân đội Ukraine.
Hiệu quả của trực thăng Ka-52 trên chiến trường
Ka-52 ‘Alligator’ được cho là một trong những trực thăng tấn công tốt nhất trên thế giới. Ka-52 có hệ thống quang học, thiết bị nhìn xuyên đêm và được trang bị tên lửa chính xác cao, được cho là lợi hại hơn so với các trực thăng vũ trang khác của Nga như Mi-24/35 Hind và Mi-28 Havok.
Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS) sử dụng Ka-52 để hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm của Nga, đặc biệt là trong hoạt động tác chiến vào ban đêm. Ka-52 đã trở thành nhân tố vô cùng quan trọng đối với các nhà hoạt định quân sự Nga trong những tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, khi hỗ trợ các lực lượng Nga tiến vào Kiev. Tuy nhiên, do thâm nhập quá sâu vào chiến tuyến của đối phương, phi đội Ka-52 của Nga đã chịu tổn thất không hề nhỏ.
Phía Ukraine được cho là đã bắn hạ một số trực thăng Ka-52 bằng cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không di động (MANPADS), dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Bên cạnh đó, Ukraine cũng sử dụng tên lửa chống tăng Starstreak của Anh và Javelin của Mỹ (với chế độ tấn công trưc tiếp), được cho là rất hiệu quả trong việc đối phó với máy bay trực thăng vì chúng không dễ bị đánh lừa bằng pháo sáng hoặc mồi nhử.
Tuy vậy, việc sử dụng những hệ thống hỗ trợ máy bay chiến đấu như cảm biến cảnh báo tên lửa bay tới, hệ thống phân tán hồng ngoại (CMDS), hoặc hệ thống nhận diện radar cảnh báo (RWR) đã phần nào giúp các lực lượng Nga ứng phó với mối đe dọa này.
Ngoài tên lửa không dẫn đường, trực thăng Ka-52 cũng sử dụng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9K121 Vikhr để thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Vikhr có khối lượng 45kg, dài 2,8m, đường kính 130mm, đầu đạn nặng 8-12kg, sử dụng nhiên liệu rắn, có thể xuyên thép dày 1.000mm. Tên lửa được thiết kế để tấn công các mục tiêu quan trọng trên mặt đất, bao gồm các mục tiêu bọc thép được trang bị giáp phản ứng nổ tích hợp và bổ sung, tầm bắn lên đến 8km vào ban ngày và đến 5km vào ban đêm, cũng như tấn công các mục tiêu bay với tốc độ đến 800km/h khi làm nhiệm vụ phòng không.
Nhưng có một điểm hạn chế là tên lửa Vikhr ATGM hoạt động dựa vào hệ thống dẫn đường bằng tia laser với thiết bị tìm kiếm gắn ở phía sau chứ không phải ở mũi tên lửa. Nó lần tìm mục tiêu theo chùm laser dẫn đường chứ không phải là điểm sáng laser phản xạ từ mục tiêu. Để sử dụng tên lửa này, trực thăng Ka-52 phải duy trì vị trí ổn định cho đến khi tên lửa trúng mục tiêu. Do vậy, nó rất dễ bị các đơn vị vận hành MANPADS của đối phương phát hiện. Dù không thâm nhập sâu vào phòng tuyến của đối phương, Ka-52 vẫn có nguy cơ bị bắn hạ.
Trái lại, khi sử dụng tên lửa không dẫn đường, trực thăng của Nga có thể ngay lập tức quay trở về nơi an toàn sau khi phóng hết tên lửa mà không cần băng qua tiền tuyến. Điều này đã giải thích lý do các phi công điều khiển trực thăng của Nga thích sử dụng tên lửa không dẫn đường hơn.
Do trực thăng Ka-52 được sử dụng trên chiến trường với tần suất lớn hơn các máy bay chiến đấu khác, nên phi đội này cũng chịu thiệt hại đáng kể. Hơn nữa do khoang động cơ của Ka-52 không có lớp giáp bảo vệ vì thế chúng cũng dễ bị hư hại ngay cả khi đối phương tấn công bằng những vũ khí nhỏ.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm