Quốc tế

Châu Âu tập trung tìm kế hoạch giải cứu kinh tế

Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trở nên nghiêm túc sau cảnh báo của IMF nên các nước EU tập trung bàn giải pháp cứu các nền kinh tế trước tác động của dịch COVID-19.

Các cửa hàng tại Trung Quốc mở cửa lại sau gần 2 tháng / Ngành hàng không có thể thiệt hại tới 250 tỷ USD năm nay

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo dịch COVID-19 có khả năng đưa thế giới vào suy thoái kinh tế, tác động có thể giống như năm 2008, 2009. Liên minh châu Âu (EU) đang đặc biệt lo lắng, lo lắng vì sợ cuộc khủng hoảng nợ của thời kỳ đó sẽ quay trở lại. Cuộc khủng hoảng mà đến bây giờ chúng ta vẫn đang chứng kiến nhiều quốc gia như Hy Lạp, CH Cyprus còn chật vật. Vì lý do này, các Bộ trưởng Tài chính EU đã họp, tìm biện pháp chống lại những cú sốc kinh tế do ảnh hưởng từ COVID-19.
Cuộc họp thực chất là để chuẩn bị trước cho Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 26/3. Các lãnh đạo EU sẽ xem xét và quyết định triển khai biện pháp gì. Đến nay, các Bộ trưởng Tài chính chỉ thảo luận đánh giá tình hình và đưa ra các biện pháp khả thi.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một ý tưởng nổi bật là nhiều nước muốn phát hành trái phiếu Corona như một khoản vay chung cho các nước trong khối Eurozone. Nhưng có vẻ ý kiến này không được tán thành cao.
Đây là ý tưởng có từ lâu và được Thủ tướng Italy nhắc lại. Italy vay tiền phải trả lãi rất cao, còn Đức đi vay được hưởng lãi rất thấp. Nếu như tất cả các nước sử dụng đồng EUR liên danh đứng ra vay rồi chuyển tiền cho nước nào cần, lãi suất sẽ dễ chịu hơn.
Trước đây Đức và Hà Lan phản đối vì cho rằng ai lo nợ người ấy thì mới hành xử có trách nhiệm. Bây giờ, nước Đức không bác bỏ mà chỉ nói là sẽ bàn thêm. Tuy nhiên, nếu có nhất trí, việc triển khai cũng không thể nhanh được. Tới nay, đề xuất này được coi là giải pháp dài hạn, còn do tình thế khẩn cấp hiện tại nên chỉ nói tới giải pháp thực hiện ngay được mà thôi.
Uỷ ban châu Âu đã quyết định nới lỏng rất nhiều quy định kỷ luật tài chính. Các nước giờ có thể tăng tài trợ cho doanh nghiệp, chi tiêu thêm cho y tế và trợ cấp cho người dân, mà nếu tiêu quá tay làm cho nợ công tăng hơn 60% GPD và thâm hụt nhiều hơn 3% GDP cũng không sao.
Các ngân hàng được phép giảm dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp được hoãn thuế, người mua nhà trả góp không nhất thiết phải đóng tiền đúng hạn. Mục tiêu quan trọng nhất là cố gắng duy trì hoạt động kinh tế trong dịch và giữ đà cho tăng tốc kinh tế sau dịch, bằng cách làm cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất ở mức cao nhất có thể, và người lao động dù công việc có đình trệ sẽ vẫn có tiền chi tiêu.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm