Xe tăng T-95 của Nga: "Cơn ác mộng" đối với NATO chưa bao giờ thành hiện thực
Rũ bỏ thiết kế truyền thống Liên Xô, Ukraine ra mắt xe bọc thép chuẩn NATO / UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ gần biên giới châu Âu: NATO lâm vào cảnh "huynh đệ tương tàn"
Trong lịch sử ngành chế tạo xe tăng của Nga đã có nhiều siêu tăng được ghi nhận nhưng có một loại gần như không mấy được chú ý tới. Nó cũng chưa bao giờ được đặt tên chính thức mà chỉ gọi là “Vật thể 195” hay T-95.
T-95 là một nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được thiết kế vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1988 theo Dự án “Improving-88”. T-95 dự định sẽ thay thế cho T-72, mẫu xe tăng đã được thử nghiệm nhưng vẫn cần phải nâng cấp.
Trọng tâm trong thiết kế của T-95 là nó phải có lớp giáp nặng hơn và khả năng sống sót của kíp lái phải cao hơn. Để làm được điều đó, kíp chiến đấu sẽ ngồi trong thân xe chứ không phải trên tháp pháo.
Trên Internet chỉ xuất hiện một vài hình ảnh về T-95 bởi dự án luôn được giữ bí mật. Theo những gì quan sát thấy thì tháp pháo không người lái sẽ được trang bị pháo tự động 2A82 30mm cung với súng máy Kord 12,7mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata. Ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, tính năng đáng gờm nhất của T-95 lại là một pháo nòng trơn 152mm, vượt xa kích cỡ của các pháo trên xe tăng M1 Abrams Mỹ cũng như của hầu các loại xe tăng khác thuộc NATO.
“Nó có thể là một cơn ác mộng đối với NATO”, chuyên gia Caleb Larson viết trên Tạp chí National Interest. “Nếu T-95 được đưa vào sản xuất hàng loạt, đó sẽ là một đối thủ đáng khiếp sợ”.
Tuy vậy, để bù đắp cho vũ khí có cỡ nòng lớn hơn, T-95 sẽ phải mang ít đạn hơn hoặc đạn phải có khối lượng lớn hơn.
Dù đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng nhưng Nga cuối cùng đã quyết định dừng dự án sản xuất T-95 vào năm 2010. Khí đó, chỉ có 3 nguyên mẫu T-95 được chế tạo và thử nghiệm.
Tuy nhiên, T-95 đã trở thành mẫu thử nghiệm cho các xe tăng mới của Nga về sau này. Tháp pháo điều khiển từ xa và động cơ công suất lớn sau đó được tích hợp cho chiếc T-14 Armata danh tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo