Quốc tế

Chi tiêu quân sự của NATO gấp 24 lần so với Nga

Ngân sách quốc phòng của các nước thành viên NATO năm 2023 lên đến 1,3 nghìn tỷ USD, trong khi đó Nga chỉ khoảng 56 tỷ USD.

Tổng thống Biden thừa nhận, NATO thiếu thống nhất trong vấn đề kết nạp Ukraine / Tổng thống Erdogan và Biden thảo luận việc kết nạp Ukraine, Thụy Điển vào NATO

Theo Sputnik, chi tiêu quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước cuộc xung đột Ukraine đã cao gấp nhiều lần các đối thủ của liên minh này. Con số này càng phình to ra hơn khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một phát biểu gần đây thậm chí còn cho rằng chính Nga đã giúp “hồi sinh” NATO giữa những chia rẽ. Còn Tổng thống Mỹ Joe Biden thì cho biết Moskva đã thúc việc NATO kết nạp Phần Lan diễn ra thuận lợi.

>> Xem thêm: Israel mua thêm F-35 đặc biệt phòng kịch bản nóng

Chi tiêu quân sự của NATO trong năm 2023 gấp 24 lần so với Nga. (Ảnh: CSIS)

Chi tiêu quân sự của NATO trong năm 2023 gấp 24 lần so với Nga. (Ảnh: CSIS)

Ngân sách của NATO lớn thế nào?

Sputnik dẫn các báo cáo của NATO cho biết, liên minh quân sự này đang chi hơn 1,3 nghìn tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023, tăng từ 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Sự gia tăng chi tiêu của khối đã có từ rất lâu trước khi xung đột ở Ukraine bắt đầu, với việc liên minh giao nhiệm vụ cho tất cả các thành viên chi từ 2% GDP trở lên cho quốc phòng tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014 ở Wales.

>> Xem thêm:Thiết giáp BPM-97 Vystrel 'phiên bản hiếm' có mặt tại tiền tuyến

Kể từ năm 2014, chi tiêu quốc phòng của NATO đều tăng theo từng năm và gấp hàng chục lần so với các quốc gia họ xem là đối thủ.

 

Ví dụ, Nga - quốc gia được xem là đối thủ lớn nhất của NATO ở châu Âu, chi tiêu quân sự của Moskva trong năm 2023 vào khoảng 56,6 tỷ USD. Con số này thua NATO khoảng 24 lần. Xa hơn về phía đông, Trung Quốc chi khoảng 224 tỷ USD cho quốc phòng vào năm nay, nhưng vẫn thua NATO khoảng 6 lần.

Đứng đầu trong các nước thành viên chi tiêu quốc phòng lớn nhất của NATO vẫn là Mỹ với hơn 877 tỷ USD, chiếm khoảng 3% GDP của nước này. Kể năm 2015 cho đến nay, chi tiêu quân sự của Mỹ chưa bao giờ giảm mà tăng theo từng năm.

Đứng thứ hai sau Mỹ về tổng chi tiêu cho quốc phòng là Anh - quốc gia đã đặt ra ngân sách tương đương 68,5 tỷ USD cho năm tài khóa 2023, đồng thời cam kết tăng thêm 6 tỷ USD nữa trong hai năm tới.

Đức là nước chi tiêu lớn thứ ba của NATO, với khoảng 54,5 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023 và lên kế hoạch tăng lên thêm 10,9 tỷ USD (tổng cộng là 61 tỷ USD) vào năm 2024.

 

Tiếp theo là Pháp, Italia, Ba Lan, Canada, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, lần lượt với ngân sách tương đương 42,8 tỷ USD, 30,3 tỷ USD, 22,5 tỷ USD, 21,4 tỷ USD, 18,1 tỷ USD, 15,9 tỷ USD và 13,1 tỷ USD trong năm 2023 . Hầu như tất cả các quốc gia này đã cam kết tăng them ngân sách quốc phòng dựa trên yêu cầu của NATO.

>> Xem thêm:Cận cảnh UAV Lancet của Nga đánh thẳng vào trạm tác chiến điện tử của Ukraine

Pháp hiện là quốc gia có những kế hoạch chi tiêu quốc phòng đầy tham vọng nhất của NATO, với việc Tổng thống Macron đề xuất một kế hoạch ngân sách quốc phòng trị giá 438 tỷ USD trước quốc hội vào đầu năm nay theo lộ trình 2024-2030.

Đứng đầu trong các nước thành viên chi tiêu quốc phòng lớn nhất của NATO vẫn là Mỹ với hơn 877 tỷ USD. (Ảnh: The Japan Times)

Đứng đầu trong các nước thành viên chi tiêu quốc phòng lớn nhất của NATO vẫn là Mỹ với hơn 877 tỷ USD. (Ảnh: The Japan Times)

 

NATO nhận lại được gì?

"Khi nói đến những số liệu và con số này tưởng chừng chúng quá lớn nhưng chúng tôi là một liên minh hiệu quả và chúng tôi có quân đội hiệu quả. Và mức ngân sách cao hơn so với mặt bằng chung là phản ánh yêu cầu cao hơn của liên minh”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết vào năm 2019 khi cố gắng giải thích lý do tại sao khối tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng ngay cả sau khi chi tiêu đã lên tới hơn 20 lần so với Nga.

"Nếu bạn so sánh tiền lương và chi phí giữa các đồng minh NATO và Nga, tất nhiên mức chi phí của NATO cao hơn. Điều đó không phản ánh liên minh quản lý ngân sách kém hiệu quả hơn so với các đối thủ”, ông Stoltenberg khẳng định.

Tuy nhiên các nhà quan sát khác có những cách giải thích khác, bao gồm sự dư thừa các sĩ quan cấp cao được đãi ngộ tốt như tướng lĩnh và đô đốc, chi tiêu cực kỳ hào phóng cho việc mua sắm và cung cấp trang bị, khí tài đắt đỏ ở nhiều nước thành viên.

>> Xem thêm:Nga hiện đại hóa “radar bay” A-50U đối phó tên lửa Storm Shadow ở Ukraine

 

Chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin, có chi phí phát triển đã vượt quá 1,7 nghìn tỷ USD và còn tiếp tục tăng. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các dự án tên lửa siêu thanh trị giá nhiều tỷ USD của Mỹ.

Liên minh đã chứng minh rằng họ có thể sử dụng sức mạnh không quân của mình để buộc các quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn về mặt quân sự phải khuất phục. Tuy nhiên không phải cuộc chiến nào của NATO cũng giành được thắng lợi, điển hình như chiến tranh Afghanistan (2001), tiêu tốn khoảng 2 nghìn tỷ USD nhưng vẫn không đạt được kết quả cuối cùng.

Quân đội Afghanistan sụp đổ chỉ vài tháng sau khi Mỹ và NATO tuyên bố rút quân vào năm 2021.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm