Chiếc máy bay đầu tiên và những chuyến bay ngắn ngủi của Không quân Việt Nam
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, quân đội Việt Nam đã có những chiếc máy bay đầu tiên được vua Bảo Đại hiến lại cho chính phủ lâm thời. Nhưng có một vấn đề là, thời điểm này không có phi công người Việt, lực lượng Việt Minh càng không có phi công.
Chiến cơ F-2 cùng tên lửa ASM-3: "Cặp bài trùng" Nhật Bản có phù hợp với Việt Nam? / Sững sờ vẻ đẹp dàn "Hổ Mang Chúa" của lực lượng Không quân Việt Nam
Trong cuốn "Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam", lực lượng này có hai máy bay đầu tiên được vua Bảo Đại hiến cho chính phủ lâm thời sau Cách mạng Tháng 8. Các máy bay này bao gồm một chiếc Tiger Moth 2 tầng cánh do Anh sản xuất, một chiếc Morane Saulnier do Pháp sản xuất. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau khi có được hai máy bay đầu tiên này trong tay, Việt Minh đã bí mật tháo cánh để vận chuyển chúng ra miền Bắc và cất giấu ở sân bay Tông (Sơn Tây) vì khi này sân bay Bạch Mai và Gia Lâm đang bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm. Nguồn ảnh: Flickr.
Khi kháng chiến bùng nổ, hai chiếc máy bay quý giá này tiếp tục được chúng ta giữ gìn, vận chuyển lên Tuyên Quang bằng xuồng để bảo toàn lực lượng. Nguồn ảnh: Flickr.
Không may, do di chuyển bằng xuồng trên sông nên chúng ta bị máy bay địch phát hiện và bắn phá. Sau vụ việc này, cả hai chiếc máy bay đã bị hư hỏng ít nhiều dù rằng về tổng thể vẫn có khả năng bay được. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngày 9/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Quốc phòng, sau chuyển sang Bộ Tổng tham mưu. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiệm vụ đầu tiên của ban này là khắc phục lại hai chiếc máy bay duy nhất mà chúng ta có thời bấy giờ. Do đây là loại khí tài công nghệ cao, mới mẻ nên lúc đó việc tìm nhân sự cho ban là việc gần như bất khả thi vì ở Việt Nam lúc đó có rất ít phi công, thợ máy. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuối cùng, Ban Nghiên cứu Không quân đã thu nhận các nhân sự người nước ngoài. Những nhân sự này bao gồm các hàng binh đang phục vụ trong đội quân Lê Dương của Pháp, sẵn sàng quay sang phục vụ cho Việt Minh. Nguồn ảnh: Flickr.
Song song với việc khắc phục lại hai chiếc máy bay, một đường băng dài 400 mét trên... bãi trồng ngô cũng đã được thiết kế nhanh chóng. Đường băng không phủ xi-măng mà đơn giản là một bãi trống, không có đá, sỏi hay dị vật, cách Chiêm Hoá, Tuyên Quang 10 km về phía Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau khi cân nhắc cẩn thận, các phi công và thợ máy người nước ngoài quyết định lựa chọn chiếc Tiger Moth hai tầng cánh để cất cánh thử. Phi công thử nghiệm bao gồm hai người, một là Verner Schulze hay còn có tên tiếng Việt là Nguyễn Đức Việt - hàng binh gốc Đức và một là trưởng ban Cơ khí, ông Nguyễn Văn Đống. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau khi chạy đà trên đường băng, chiếc Tiger Moth đã cất cánh thành công, bay lên độ cao hơn một chục mét nhưng chưa được một cây số đã rơi xuoongs sông Gâm khiến cả hai phi công bị thương nhẹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù chuyên bay kết thúc không trọn vẹn, nhưng đây được coi là lần đầu tiên một máy bay mang cờ đỏ sao vàng bay trên vùng trời tổ quốc, một cột mốc cực kỳ quan trọng của Không quân Nhân dân Việt Nam sau này. Nguồn ảnh: Flickr.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo