Quốc tế

Chiến đấu cơ F-35 Lighting II bị giới hạn tốc độ bay cận âm vì lỗi thiết kế

Trang tin quân sự Defense News dẫn nguồn từ Lầu Năm góc đăng tải, các phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (phiên bản dành cho hải quân) đã bị giới hạn tốc độ hoạt động ở ngưỡng cận âm do các vấn đề kỹ thuật không thể khắc phục.

Radar Resonance-N của Nga phát hiện dễ dàng F-35 Israel? / Nga lập tức phá hủy F-35 của Mỹ nếu xuất hiện trên bầu trời đất nước

Theo đó, dù lỗi này không xuất hiện trên toàn bộ các máy bay F-35B và C được khảo sát. Tuy nhiên, vì lý do an toàn, Lầu Năm góc đã quyết định giới hạn tốc độ bay chiến đấu của toàn bộ máy bay F-35 các phiên bản.

Lại thêm một lỗi kỹ thuật nghiêm trọng được phát hiện trên máy bay F-35.

Trong quy trình kiểm tra kỹ thuật mới đây, kỹ thuật viên Không quân Mỹ đã phát hiện ra vấn đề kỹ thuật phát sinh từ kết cấu đuôi của máy bay F-35. Lỗi này khiến phần cánh đuôi có thể bị phá hủy khi máy bay vượt qua ngưỡng tốc độ âm thanh. Để khắc phục vấn đề này, tất cả máy bay F-35 đang hoạt động có thể phải thay đổi lại thiết kế phần đuôi máy bay hoặc sử dụng lớp sơn phủ đặc biệt mới. Tuy nhiên, lãnh đạo chương trình phát triển máy bay F-35 đã quyết định giới hạn tốc độ bay của dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này để tiết kiệm hàng tỷ USD chi phí.

Căn cứ vào quy định mới của quân đội Mỹ, máy bay F-35 sẽ chỉ được hoạt động ở dải vận tốc Mach 1,3 (gấp 1,3 lần vận tốc âm thanh) trong 80 giây và ở ngưỡng Mach 1,3 là 40 giây để đảm bảo an toàn bay. Quy định này có hiệu lực tới khi Lockheed Martin đưa ra được giải pháp khắc phục bằng việc sử dụng lớp phủ khí động mới cho hệ thống cánh đuôi của máy bay F-35.

Theo các nguồn tin công khai, vấn đề kỹ thuật trên được phát hiện từ năm 2011, nhưng không phổ biến trên mọi nguyên mẫu thử nghiệm của máy bay F-35B và C. Lớp phủ tàng hình của một số máy bay F-35B và C đã bị biến dạng do nhiệt độ và bong tróc khi máy bay hoạt động ở vận tốc siêu thanh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới an toàn bay, mà còn giảm khả năng tàng hình của máy bay trước radar.

“Vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng trên phát hiện chủ yếu trên các máy bay F-35B và C hoạt động ở độ cao 15,3km, trong dải vận tốc Mach 1,3-1,4. Các phi công sau đó được khuyến cáo không đưa máy bay hoạt động ở “vùng nguy hiểm” đó”, trang tin Defense News đăng tải.

Chế độ quái thú của máy bay F-35 cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Dù mang thêm được vũ khí, nhưng khả năng tàng hình của máy bay sẽ bị suy giảm.

 

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, vấn đề trên có thể coi là lỗi kỹ thuật nghiêm trọng hạng A, khi máy bay cần ở mặt đất nhiều tháng để khắc phục và tiêu tốn chi phí hàng triệu USD. Trong khi đó, giám đốc điều hành chương trình phát triển máy bay F-35 của Lockheed Martin, Mat Winter khẳng định, dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ không phải lúc nào cũng hoạt động ở dải vận tốc siêu thanh và vấn đề kỹ thuật này không ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu của máy bay.

Vì hàng loạt vấn đề kỹ thuật, quân đội Mỹ đang xem xét lại vai trò chiến đấu của máy bay F-35. Ban đầu, F-35 và F-22 được coi là cặp đôi máy bay giành ưu thế trên không, nhưng vai trò không đối đất của dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 này đang được cân nhắc để tận dụng khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không hiện đại được trang bị.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm