Đến năm 2024, F-35 sẽ chiếm lợi thế trước Su-57
Theo Defense News, việc Mỹ từng bước khắc phục lỗi trên F-35 khiến những lợi thế của Su-57 trước tiêm kích tàng hình Mỹ không còn.
Su-57 Nga khó lòng qua mặt radar AN/APG-81 của F-35 / Chiến tăng T-14 Armata Nga lại ‘vội đến, vội đi’ giống ‘đại bàng vàng’ Su-57?
Thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, những khiếm khuyết trên tiêm kích F-35 đang dần được Lockheed Martin và các chuyên gia khắc phục khi từ 13 lỗi trước đó đã được xử lý hiện chỉ còn 7 lỗi.
Một trong những nhược điểm lớn nhất là chế độ hoạt động của radar AN/APG-81 với ăng ten mảng pha chủ động (AFAR), có khả năng quét không gian trên biển chỉ trong khu vực nằm ngay phía trước máy bay chiến đấu.
Bài báo lưu ý tính năng này không liên quan đến thiết kế vật lý của AN/APG-81, và được lên kế hoạch để giải quyết vấn đề trước năm 2024 bằng cách tăng sức mạnh tính toán của thiết bị và cập nhật phần mềm.
Cùng với lỗi trên radar, các nhược điểm khác của F-35 Lightning II có liên quan, đặc biệt tới việc tăng áp buồng lái và mũ bảo hiểm phi công.
Thời điểm khắc phục xong lỗi đối với AN/APG-81 đã được mỹ ấn định nhưng không rõ những phần khiếm khuyết còn lại đến bao giờ mới được hoàn thiện. Nhưng báo Mỹ cho rằng, chỉ với việc khắc phục xong lỗi của AN/APG-81, máy bay chiến đấu F-35 sẽ khiến Su-57 Nga mất một phần lợi thế.
Trong khi phải sau năm 2024, tiêm kích F-35 mới có thể có lợi thế trước Su-57 thì ngay lúc này, người đứng đầu Văn phòng Thiết kế Sukhoi, Mikhail Strelets đã chỉ ra những lợi thể của máy bay tàng hình Nga so với F-35 và F-22 Mỹ.
Kỹ sư trưởng Strelets lưu ý rằng điểm mạnh của Su-57 là tính linh hoạt vượt trội so với F-22 và F-35 của Mỹ - cả hai đều bị hạn chế rất nhiều về khía cạnh này. Ông còn nói thêm rằng Su-57 máy bay đa năng hơn - không chỉ ở khả năng tấn công mục tiêu trên không và trên mặt đất mà còn ở khả năng vượt trội cả về tấn công tầm xa và ngoài tầm nhìn.
"Ban đầu Su-57 được thiết kế như một máy bay chiến đấu đa năng có khả năng hoàn thành nhiều vai trò. Khả năng cơ động cao không phải là yêu cầu chính đối với các máy bay phản lực do các nước phương Tây sản xuất. Họ đang tập trung vào các trận đánh tầm xa thay vì tấn công trực diện. Thay vào đó, chúng tôi đang tập trung vào cả hai khả năng", kỹ sư Nga nói.
Về tính linh hoạt của Su-57, so với các nền tảng của Mỹ, Strelets lưu ý rằng F-35, như tên của chương trình Joint Strike Fighter cho thấy được định hướng áp đảo về vai trò không đối đất và chỉ có khả năng phòng thủ rất hạn chế đối trong không chiến. Máy bay chiến đấu thiếu động cơ vectơ lực đẩy hai như Su-57, bị hạn chế hoạt động ở tốc độ và độ cao dưới trung bình, không thể leo nhanh, cơ động tốt hoặc chứa đủ tên lửa để trở thành một nền tảng chiếm ưu thế trê
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo