Quốc tế

Những đánh giá bi quan về chiến đấu cơ tàng hình F-35

F-35 tiếp tục bị trì hoãn và theo nhiều cách, hoạt động không chuẩn; việc dừng F-22 là một sai lầm.

Trực thăng tấn công Mi-35 rơi tại Crimea, phi công thiệt mạng / Mỹ cho thấy tác động của một cuộc tấn công nhiệt hạch vào Moskva

Chiến đấu cơ dùng cho liên quân F-35 Lightning II được đánh giá là hệ thống vũ khí đắt nhất trong lịch sử loài người, dựa trên chi phí trọn đời dự án dự kiến hiện tại là 1,5 nghìn tỷ USD (406 tỷ USD cho máy bay, phần còn lại là chi phí vận hành trọn đời), chưa nói đến chi phí vô tiền khoáng hậu có thể phát sinh trong tương lai... Các biến thể khác nhau của F-35 được phát triển để trang bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến cho gần như trọn thế kỷ XXI, và chúng cũng được dự kiến phục vụ trong không quân hoặc hải quân Australia, Bỉ, Đan Mạch, Israel, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ; nhiều quốc gia khác có thể tham gia danh sách này.

Tuy nhiên, chương trình F-35 đã liên tục bị bội chi, và vẫn rất chậm so với tiến độ đề ra. Lầu Năm Góc đã được thuyết phục để trả tiền cho việc sản xuất F-35 “cạnh tranh” trước khi nó được phát triển thành một nguyên mẫu hoạt động đầy đủ; hiện Lockheed đang phân phối những chiếc F-35 không đầy đủ tính năng, sẽ cần được nâng cấp một cách đắt đỏ về sau khi các cấu phần và hệ thống mới hoàn chỉnh.

F-35 đã được ra đời như thế nào?

Vào những năm 1990, Không quân Mỹ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor, được cho là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu: nó nhanh, cơ động cao và siêu tàng hình. Tuy nhiên, Raptor được tối ưu hóa ít hơn cho vai trò tấn công các mục tiêu mặt đất và được coi là quá đắt đỏ để chế tạo và sử dụng nhằm thay thế đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 đông đảo của Lầu Năm Góc, do đó, số lượng sản xuất bị cắt chỉ còn 180 máy bay, 120 chiếc đang phục vụ trong các đơn vị chiến đấu.

nhung danh gia bi quan ve chien dau co tang hinh f-35 hinh 1
F-35 được đánh giá là hệ thống vũ khí đắt nhất trong lịch sử loài người; Nguồn: world-defense.com

Hải quân và Thủy quân Lục chiến cũng cần một máy bay chiến đấu mới, vì vậy Lầu Năm Góc đi theo phương án chế tạo một máy bay chiến đấu tàng hình đa năng hơn thay thế F-15, F-16, FA-18 và AV-8 Harrier phục vụ trong cả bốn quân chủng. Máy bay tấn công dùng cho liên quan (Joint Strike Fighter - JSF) là một máy bay chiến đấu tàng hình giá cả phải chăng hơn, và không giống như Raptor, cũng có thể được bán cho các quốc gia thân hữu. Vấn đề khó nhất đối với JSF là yêu cầu tiên quyết của Thủy quân Lục chiến biến phiên bản F-35 thành một máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng.

Vì những lý do lịch sử, họ muốn những chiếc máy bay phản lực như Harrier có thể cất cánh từ tàu sân bay nhỏ hơn do Hải quân điều khiển hoặc từ các căn cứ xa xôi. Tuy nhiên, những thỏa hiệp cần thiết để có tiếng nói chung khiến mẫu máy bay mới thua kém đáng kể so với các máy bay chiến đấu thông thường. Lockheed có thiết kế nguyên lý nguyên mẫu máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng của Nga Yak-41, và đã cố gắng tạo ra khung máy bay mang tính khí động học nhiều nhất có thể.

Bắn tỉa, không phải là một "kiếm sĩ"

Trọng lượng bổ sung và thân máy bay cần thiết để có được phiên bản máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng F-35B khác tất cả các biến thể của F-35 tạo ra các ngưỡng hiệu suất thấp hơn so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mà nó dự định thay thế. F-35 có tốc độ tối đa Mach 1.6, so với Mach 2 của F-16 và 2,5 của F-15; trần bay của nó là 15km, so với 18km của các dòng khác.

Năm 2015, Không quân đã thực hiện thử nghiệm tầm ngắn F-35 với F-16D có bình nhiên liệu gắn ngoài, và phi công thử nghiệm đã phàn nàn rằng nó đơn giản là bị thua, và hiệu quả năng lượng kém hơn so với đối thủ nhanh nhẹn hơn. Nhận xét này không có nghĩa là F-35 là một chiếc máy bay quá tệ. Trong một bài báo, một phi công F-35 của Na Uy ca ngợi khả năng duy trì các góc tấn công cao. Dù sao, so với hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, F-35 được tối ưu hóa ít về mặt động học cho chiến đấu không đối không.

 

Tuy nhiên, Không quân và Lockheed khẳng định tham gia không chiến ở tầm nhìn trực quan không phải là nhiệm vụ số một của F-35. Sau tất cả, máy bay trở nên tàng hình hơn khi ở xa đối thủ hơn và tên lửa ngoài tầm nhìn mới như AIM-120D hoặc Meteor của Anh có thể tấn công kẻ thù ở cách xa 160km, cho phép chiếc F-35 lẻn vào và giao chiến với máy bay địch mà không cần phải đến gần. Chiến lược như vậy được hỗ trợ bởi các đặc tính vượt trội của radar mảng quét điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array radars - AESAR) của Mỹ.

Theo quan điểm này, F-35 sẽ hoạt động như một tay súng bắn tỉa trong các cuộc giao chiến trên không, rình rập con mồi từ xa cho đến khi có một góc bắn tốt, phóng tên lửa và sau đó rút lui trước khi kẻ thù (có thể nhanh hơn, cơ động hơn) có cơ hội đến gần đủ để phát hiện và trả đũa. Và với các trận chiến trên không ác liệt hơn thì dùng F-22 chuyên dụng hơn để tham chiến.

nhung danh gia bi quan ve chien dau co tang hinh f-35 hinh 2
Để đáp ứng yêu cầu của Thủy quân Lục chiến F-35 phải hy sinh một số tính năng; Nguồn: defpost.com

Không có máy bay chiến đấu tàng hình nào từng bắn hạ máy bay phản lực khác trong chiến đấu thực tế và các tên lửa không đối không tầm xa chỉ được sử dụng một vài lần trong thực tế, vì vậy việc F-35 đối đầu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư phụ thuộc nhiều vào lý thuyết hơn là kinh nghiệm. Không quân chọn chiến lược này sau các cuộc tập trận không chiến lặp đi lặp lại, trong đó, các máy bay chiến đấu tàng hình đã đạt được kết quả tỷ lệ tiêu diệt 15:1 trước các máy bay phản lực thế hệ thứ tư nhanh hơn, cơ động hơn. Nhờ khả năng tàng hình, F-35 có thể biết và chọn thời điểm tấn công và rút lui tại vị trí tối ưu.

Tất nhiên, những bài tập đó chỉ là những dự đoán về hiệu quả nếu chúng được xây dựng trên các giả định chính xác về chiến tranh trên không. Một câu hỏi lớn vẫn còn, liên quan đến tỷ lệ trúng mục tiêu cao như thế nào đối với các tên lửa không đối không tầm xa, vốn được sử dụng hạn chế trong thực chiến. Tỷ lệ trúng đích ước tính 50% là tỷ lệ lạc quan. Ở đây, những người nghi ngờ khả năng F-35 có thể chỉ ra rằng Không quân đã thổi phồng tỷ lệ trúng đích của tên lửa không đối không trong chiến tranh Việt Nam, dẫn đến tỷ lệ tiêu diệt đáng thất vọng khi đọ sức với các máy bay chiến đấu của miền Bắc Việt Nam trong không chiến khi đó.

Các nhà phê bình cũng chỉ ra rằng khả năng tàng hình sẽ không ngăn F-35 bị phát hiện nếu kẻ địch đến gần, vì các máy bay chiến đấu tàng hình bị phát hiện bởi radar nhắm mục tiêu băng tần X ở khoảng cách đủ ngắn. Hơn nữa, mặc dù được tối ưu hóa để bộc lộ hồng ngoại tối thiểu, máy bay chiến đấu tàng hình vẫn dễ bị phát hiện bởi các hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (infrared-search and track - IRST).

 

Cuối cùng, các máy bay chiến đấu tàng hình có thể được theo dõi bằng cách sử dụng radar băng thông thấp, thường được áp dụng trên các radar mặt đất. Các radar như vậy thiếu độ phân giải để phát hiện chiến đấu cơ tàng hình với tên lửa từ xa, nhưng chúng có thể được sử dụng phát hiện trực tiếp bởi máy bay chiến đấu hoặc thực hiện các cuộc phục kích tầm ngắn bằng các radar nhắm mục tiêu của các hệ thống tên lửa đất đối không - kỹ thuật từng được dùng để bắn hạ một máy bay chiến đấu tàng hình F-117 tại Nam Tư năm 1999.

nhung danh gia bi quan ve chien dau co tang hinh f-35 hinh 3
F-35 vẫn bị nhiều khiếm khuyết không dễ khắc phục; Nguồn: commons.wikimedia.org

Một chiến thuật khác có thể là chấp nhận một số tổn thất, áp đảo các máy bay chiến đấu tàng hình bằng một loạt các máy bay phản lực giá rẻ; F-35 dễ bị tổn thương và bị thất bại bởi các máy bay phản lực kém hơn của Trung Quốc theo một chiến thuật mô phỏng của tập đoàn Nghiên cứu và Phát triển (Research ANd Development - RAND).

Những người đề xuất F-35 đánh giá cao khả năng cơ động, một quan điểm trái ngược hoàn toàn với các nhà sản xuất máy bay Nga - nơi tiếp tục sản xuất máy bay phản lực siêu cơ động với động cơ đẩy vector. Học thuyết không chiến của Mỹ nhấn mạnh việc duy trì trạng thái năng lượng cao bởi tốc độ và độ cao có thể phải đánh đổi tốc độ. Quay vòng gấp có thể giúp tránh tên lửa, nhưng thường phải trả giá bằng mất nhiều năng lượng mà máy bay sẽ còn tốc độ và độ cao thấp để có thể tránh cuộc tấn công tiếp theo.

Hơn nữa, các tên lửa tìm nhiệt tầm ngắn hiện đại như AIM-9X (Mỹ) và R-73 (Nga) có thể nhắm vào máy bay đối phương thông qua tầm nhìn gắn mũ bảo hiểm mà không cần hướng mũi máy bay vào mục tiêu. Những tên lửa như vậy được cho là đạt xác suất trúng đích cao tới 80%, hoàn toàn có thể khiến khả năng cận chiến trở thành vấn đề tranh luận mặc dù một chiếc F-35 được cấu hình để tàng hình không thể mang theo bất kỳ AIM-9 nào.

Tải trọng và phạm vi không đủ?

 

Nếu một chiếc F-35 tàng hình, nó không thể mang theo vũ khí bên ngoài, giới hạn chỉ bốn (hoặc cùng lắm là sáu) tên lửa được mang trong khoang vũ khí bên trong, cộng với một khẩu pháo 25mm, trong khi hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có thể mang theo 8-10 tên lửa. Vấn đề thậm chí còn tệ hơn khi xem xét khả năng tấn công mặt đất của F-35 ở chế độ tàng hình - chỉ mang được 2.500kg vũ khí ở ngăn bên trong - thua xa 6.800kg trở lên của các khoang bên ngoài mà máy bay thế hệ thứ tư của Mỹ có thể mang theo. Công bằng mà nói, Lockheed đã quảng cáo một cấu hình chế độ quái thú không tàng hình của F-35 với mười sáu quả bom và tên lửa gắn trên cánh, tổng tải trọng 10 tấn, tuy nhiên, cấu hình đó vẫn chỉ là giả thuyết.

nhung danh gia bi quan ve chien dau co tang hinh f-35 hinh 4
Các hệ vũ khí ảnh hưởng đến các yêu cầu đối với máy bay; Nguồn: 3.bp.blogspot.com

Tải trọng liên quan đến phạm vi hoạt động. Một lần nữa, F-35 không mang vào các thùng nhiên liệu được gắn bên ngoài nếu muốn tàng hình. Để bù lại, F-35 có tầm bay xa hơn với nhiên liệu trữ bên trong thân so với hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Thật không may, điều này vẫn có nghĩa là cả F-35 phiên bản mặt đất và trên tàu sân bay sẽ cần phải được bố trí trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm trung (intermediate-range ballistic missiles - IRBM) có khả năng phá hủy các căn cứ không quân hoặc đánh chìm tàu sân bay. Việc tiếp liệu trên không có thể giúp giải quyết vấn đề này, nhưng máy bay chở dầu cũng có thể bị tấn công, trừ khi Hải quân chọn trang bị máy bay không người lái tàng hình.

Lầu Năm Góc vẫn lạc quan về khả năng tấn công mặt đất của F-35 vì một lý do đơn giản - F-35 sở hữu tính năng tàng hình để thâm nhập các hệ thống phòng không tích hợp ngày càng nguy hiểm mà không cần phải tập hợp một đội ngũ tấn công hùng hậu, bao gồm cả máy bay gây nhiễu, máy bay chống tên lửa đất đối không (SAM) Wild Weasel, máy bay hộ tống chiến đấu... F-35 sẽ không thể bị tấn công bởi các lực lượng phòng không từ mặt đất, chúng sẽ dễ dàng vượt qua và giải giáp các phân đội tên lửa mặt đất với ít máy bay hỗ trợ bị nguy hiểm hơn.

Mô hình mới của chiến tranh nối mạng

Những người đề xuất F-35 nhấn mạnh rằng F-35 được thiết kế với công nghệ kỹ thuật số mới đạt đến mức độ chưa từng thấy. Nó sở hữu các cảm biến tinh vi không chỉ thu thập dữ liệu phong phú từ môi trường xung quanh, và sau đó, các dữ liệu dung lượng cao được cung cấp cho các lực lượng thân thiện sử dụng. Các phi công F-35 sử dụng những chiếc mũ bảo hiểm tối tân cho phép họ “nhìn xuyên qua” máy bay của chính họ (điều này rất tốt, vì tán trên F-35 có tầm nhìn kém về phía sau). Máy tính hệ thống chức năng F-35 được thiết kế để tự động tải xuống các tham số nhiệm vụ, trong khi máy tính hậu cần có thể giảm tải các báo cáo trạng thái cho các kỹ thuật viên thông qua một hệ thống mã hóa độc quyền.

 

Do đó, với F-35, các ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc hình dung ra một cách mới nối mạng chiến tranh, trong đó mỗi máy bay chiến đấu sẽ đóng vai trò là nút cảm biến cho một cỗ máy chiến tranh lớn hơn. Tất nhiên, điểm nổi bật của việc xem F-35 là nguyên nhân của một mô hình mạng là nó có thể dễ bị tấn công hơn và các hệ thống tác chiến điện tử khác so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào trước đây, tấn công kỹ thuật số bất ngờ khiến nhiều máy bay chiến đấu tàng hình bị xâm phạm. Không có gì đáng ngạc nhiên là các tin tặc Trung Quốc dường như đã đột nhập vào máy tính Lockheed, hai lần và đánh cắp bản thiết kế F-35 - điều có thể giải thích tại sao máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc J-31 mang nhiều điểm giống với máy bay tàng hình Mỹ.

nhung danh gia bi quan ve chien dau co tang hinh f-35 hinh 5
Sự khác biệt vũ khí của chế độ tàng hình và quái thú; Nguồn: thedrive.com

Nói chung, chi phí gia tăng của F-35 và sự chậm trễ trong việc đạt được khả năng hoạt động đầy đủ đã khiến Lầu Năm Góc bắt đầu thu hẹp hoặc trì hoãn các đơn đặt hàng F-35 trong thời gian tới và lên kế hoạch trước cho việc giữ lại F-15, F-16 và FA-18 cũ hơn trong trang bị đến những năm 2040. Ví dụ, Hải quân hiện có kế hoạch phân chia hai phi đội F-35 trên các tàu sân bay của mình cùng với ba phi đội FA-18 Super Hornets. Người ta có thể tưởng tượng các đơn vị hỗn hợp tương tự với sự hiện diện của F-35, F-15, F-16 và F-22.

Thay vì thay thế hoàn toàn thế hệ máy bay phản lực cuối cùng, F-35 có thể phù hợp nhất với vai trò bổ sung cho chúng bằng cách tận dụng tối đa các ưu điểm tàng hình và cảm biến được nối mạng. Ví dụ, F-35 có thể vượt lên phía trước để phát hiện vị trí của máy bay chiến đấu, radar và các phân đội tên lửa của đối phương. Sau đó, dữ liệu thu thập được có thể được sử dụng để phối hợp đánh chặn và tấn công do các máy bay chiến đấu Eagle hoặc Super Hornet vũ trang mạnh hơn theo sau thực hiện, hoặc thậm chí dẫn tên lửa của các máy bay phối thuộc tới mục tiêu.

Chương trình F-35 từ lâu đã bị chỉ trích là quá lớn để thất bại, và thực tế điều đó có thể đúng với các nguồn lực khổng lồ đã đầu tư cho nó. Lầu Năm Góc và nhiều quốc gia khác đang đặt cược rằng mô hình chiến tranh trên không mới (đầy hứa hẹn nhưng chưa được thử nghiệm chiến đấu) sẽ hạn chế tác động của những khiếm khuyết của nó. Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt, sự chậm trễ và sự cố liên tục và chi phí vận hành cao, Lightning có thể sẽ phục vụ cùng với những người tiền nhiệm trong một thời gian dài sắp tới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm