Quốc tế

Chiến hạm Aegis Mỹ không thể khai hỏa tại Bắc Cực

Hải quân Mỹ vừa công bố bức ảnh gây bất ngờ về chiến hạm Aegis trong chuyến hoạt động tại Bắc Cực mới đây.

Súng máy hạng nặng trên xuồng cao tốc Iran vừa áp sát chiến hạm Mỹ / Điểm danh những vũ khí chiến hạm mà Mỹ sẽ dùng khi được lệnh tấn công Iran

Theo hình ảnh được công bố, toàn bộ phần boong tàu đều bị đóng băng. Trong đó phần thượng tầng gồm hệ thống radar, pháo hạm, và những ống phóng tên lửa đều bị băng phủ kín.

Để giải quyết tình huống này, chỉ huy tàu đã yêu cầu các thủy thủ dùng xẻng và những dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp băng trên. Nhưng tình trạng băng phủ kíp lại tái diễn sau đó chỉ vài phút đã gây khó khăn lớn cho con tàu khi hoạt động tại đây.

Chien ham Aegis My khong the khai hoa tai Bac Cuc
Chiến hạm Mỹ bị đóng băng khi hoạt động tại Bắc Cực.

Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi chính những thủy thủ trên tàu đã thừa nhận với lớp băng phủ kín, không chỉ làm khả năng quan sát bị giảm đáng kể mà việc khai hỏa trong những tình huống này là điều gần như không thể.

Chiến hạm gặp khó khi hoạt động tại Bắc Cực, tàu ngầm của Mỹ cũng không khá hơn khi hoạt động tại khu vực lạnh giá này. Bởi muốn khai hỏa tại Bắc Cực, tàu ngầm hạt nhân Mỹ vẫn cần đến sự trợ giúp của cưa máy để cắt băng.

Giới chuyên gia cho rằng, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.

Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng và cưa máy dọn sạch lớp băng trên bề mặt. Nhận định này được đưa ra sau nhiều cuộc diễn tập tàu ngầm Mỹ đều không thể nổi lên khỏi bề mặt có lớp băng dày từ 40cm trở lên.

Theo Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép của Nga, để chiến hạm Nga không bị băng bám dính và có thể hoạt động tốt tại Bắc Cực do tàu được phủ bên ngoài bằng loại vật liệu có tên mã là 44S-SV-SH và một số vật liệu đặc biệt khác có độ bền cực cao và có khả năng chống chịu lại được môi trường có nhiệt độ cực thấp ngay cả ở Bắc Cực.

 

Chien ham Aegis My khong the khai hoa tai Bac Cuc
Tàu Nga (phía sau) không hề bị băng tuyết bám trong khi đó chiếc tàu Hàn Quốc thành que kem khổng lồ.

Ưu điểm của lớp phủ là có trọng lượng nhẹ, nhờ các kỹ sư người Nga phát triển một loại thép đặc biệt có độ bền hơn các loại thép được sử dụng trước đây. Bên cạnh việc sử dụng loại thép này cho chiến hạm, Quân đội Nga cũng sử dụng loại vật liệu này để chế tạo các thiết bị quân sự khác, trong đó cả xe tăng.

Trong vài năm qua, Nga đã tăng cường hiện diện và khẳng định chủ quyền ở Bắc Cực. Moscow đã xây dựng hàng loạt cơ sở nghiên cứu, khai phá tiềm năng kinh tế (đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt) của vùng đất lạnh lẽo này; đồng thời khôi phục hàng loạt các căn cứ hải quân, không quân và lục quân trên bờ biển và các đảo Bắc Cực, từ mũi Đất Franz-Josef cho đến eo biển Bering; tăng cường binh lực và vũ khí trang bị đến vùng cực.

Trong 2 năm 2016-2017, Nga đã hoàn thành việc tu bổ 6 sân bay quân sự cũ ở vùng Cực. Tại hai phi trường trong số này đã triển khai các chiến đấu cơ tối tân nhất của Nga, bao gồm cả tiêu kích đánh chặn tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay là MiG-31.

Ngoài ra, Nga còn thường xuyên điều các máy bay ném bom chiến lược, có khả năng hoạt động tốt ở các khu vực lạnh lẽo như Tu-95MS đến tuần tra Bắc Cực. Sự hiện diện của chúng là lá chắn vững chắc bảo vệ khu vực này trước những con mắt nhòm ngó của các đối thủ.

Khâu bảo vệ không phận Bắc Cực sẽ do hệ thống radar tiên tiến Podsolnukh đảm trách. Hệ thống này có thể phát hiện, theo dõi và phân loại đến 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không, thông báo cho các tàu phòng thủ hải quân và tổ hợp tên lửa ven biển.

 

Được biết, năm 2020, trong thành phần của Hạm đội Bắc sẽ có sự tham gia của những chiến hạm mới có sức mạnh hủy diệt là 6 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên lửa hành trình), các tàu ngầm thông thường và 13 chiến hạm mặt nước, với các chức năng khác nhau.

Ngoài ra, Nga sẽ mang tới đây những hệ thống phòng không tối tân, đa tầng, đa lớp để bảo vệ không phận Bắc Cực như các hệ thống tên lửa S-300, S-400, Pantsir-S, Tor-M2E… Kết hợp với MiG-31 và Tu-95, biến vùng trời Bắc Cực thành khu vực bất khả xâm phạm của Nga.

Với sự tăng cường lực lượng tối đa và những vũ khí tiên tiến nhất của mình, quân đội Nga đang bày tỏ sự tự tin có thể đánh bại bất cứ đối thủ nào dám cướp đoạt chủ quyền của họ ở khu vực này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm