Quốc tế

Chiến hạm giúp Israel thay đổi học thuyết Hải quân

Theo Jpost, Hải quân Israel sẽ chính thức tiếp nhận Sa'ar 6 vào tháng 12/2020, đây là lớp chiến hạm mới giúp Tel Aviv ngăn chặn nhiều nguy cơ.

Chiến hạm tỷ đô Mỹ trong chiến lược duy trì an ninh hàng hải có nguy cơ biến thành sắt vụn / Tàu Nga nổ súng vào nhóm chiến hạm NATO hướng tới Crimea

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ra tuyên bố hôm 6/11 cho biết, chiếc Sa'ar 6 thứ 4 sẽ được đưa vào trang bị trong tháng tới như một phần của sự thay đổi về học thuyết Hải quân của Israel.

"Hải quân Israel hoan nghênh sự bổ sung mới này. Con tàu 2.000 tấn không chỉ là tàu có sức tấn công mạnh nhất của chúng tôi mà nó còn được trang bị với hệ điều hành mới nhất để ngăn chặn mói đe dọa từ kẻ thù", IDF cho biết.

Chien ham giup Israel thay doi hoc thuyet Hai quan
Chiến hạm Sa'ar 6 của Israel.

Với Sa'ar 6, IDF sẽ bảo vệ nhiều khu vực trên biển hơn, ở một khoảng cách xa hơn và trong một khoảng thời gian dài hơn.

Trang Jpost cho biết thêm, những thay đổi trong hoạt động hàng hải sắp tới được diễn ra theo khuôn khổ thỏa thuận đường ống dẫn khí của Israel với CH Síp và Hy Lạp, cùng sự tham gia diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải của nước này với Síp, Hy Lạp, Ai Cập, Jordan và chính quyền Palestine.

Những thay đổi này cũng diễn ra trong bối cảnh các khoản đầu tư mới vào Cảng Haifa của Israel có thể liên quan đến UAE. Gần đây, hai nước đã nhất trí cải thiện quan hệ.

Israel kỳ vọng, Sa'ar 6 sẽ bảo vệ cơ sở hạ tầng ngoài khơi – tạo nên một diện tích lớn gấp đôi lãnh thổ đất liền của Israel. Việc phát hiện ra các trữ lượng khí đốt tự nhiên, cùng với mong muốn của Israel trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình, là những động lực chính đằng sau quyết định đặt hàng các con tàu vào năm 2013.

Các giàn khoan khí đốt và cơ sở hạ tầng biển, bao gồm các mỏ Karish-Tanin, Leviathan và Tamar của Israel là rất cần thiết và phải được bảo vệ, IDF cho biết.

 

Hải quân Israel cho biết: "Theo đánh giá, các đội quân khủng bố trong khu vực của chúng tôi có khả năng bắn các tên lửa quỹ đạo cao với phạm vi rộng để có thể tiếp cận các giàn khoan khí đốt. Chúng tôi muốn ngăn chặn kẻ thù khi chúng nhắm vào các giàn khoan.

Chiến hạm Sa’ar 6 có một radar cực lớn để có thể là một đơn vị độc lập. Vì được kết nối với Iron Dome, David’s Sling và các hệ thống phòng không khác, khả năng và xác suất bảo vệ của nó tăng lên. Nếu nhận thấy các mối đe dọa, nó có thể truyền dữ liệu tới mạng đất liền để tham gia các mục tiêu".

Những giàn khoan khí đốt là nền tảng chiến lược cực kỳ nguy hiểm, như một cuộc tấn công tên lửa thảm khốc. Ngoài ra, IDF cho biết thêm, theo báo cáo của Hải quân, Israel nhận được 98% hàng nhập khẩu bằng đường biển.

"Nhiệm vụ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Israel và các tài sản chiến lược trên biển là nhiệm vụ an ninh chính của Hải quân Israel. Những tài sản này rất cần thiết cho sự vận hành liên tục của Nhà nước Israel. Không chỉ vậy, khả năng bảo vệ của chúng còn đóng vai trò rất quan trọng", Thiếu tướng Eli Sharvit, Tư lệnh Hải quân Israel nói.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Sa’ar 6 được trang bị hệ thống phòng thủ trên hạm cực mạnh Barak 8. Đạn tên lửa của hệ thống được phát triển dựa trên nền tảng loại tầm ngắn Barak 1 được trang bị đầu tự dẫn mạnh hơn, tầm bắn xa hơn với khả năng tác chiến tương đương tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM và SM-2 của Mỹ.

 

IDF miêu tả Barak 8 là hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiến tiến với đặc điểm chính gồm: tầm bắn xa; trang bị đầu tự dẫn radar chủ động; phóng thẳng đứng; tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc. Barak 8 được thiết kế để đối phó với nhiều mối nguy hiểm trên không giống như: tên lửa hành trình chống tàu, máy bay có người lái và không người lái.

Đạn tên lửa Barak 8 dài 4,5m, đường kính thân 0,54m và sải cánh 0,94m và trọng lượng 275kg với đầu nổ 60kg. Đạn được trang bị 2 tầng động cơ đẩy không khói, cho phép đạt tầm bắn tối đa 70km, độ cao diệt mục tiêu 16km, tốc độ hành trình Mach 2, giúp đánh chặn mục tiêu cơ động cao. Đạn tên lửa có thể tăng tầm đánh chặn mục tiêu nếu lắp thêm động cơ đẩy tăng cường.

Về phương thức dẫn đường, sau khi phóng tên lửa liên tục cập nhật thông tin dữ liệu mục tiêu từ tàu phóng qua kênh liên kết để hiệu chỉnh đường bay, ở pha cuối tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động để tự tìm – diệt mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.

Khi kết hợp với hệ thống radar bám bắt và điều khiển hỏa lực đa năng của hệ thống radar mạng pha MF-STAR, Barak 8 có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc trước một cuộc tấn công dồn dập. Thậm chí, hệ thống radar này có thể bao quát khu vực 360 độ và cho phép đánh chặn tên lửa địch ở cự ly cách 500m tính từ tàu.

Vì vậy, xét trên lý thuyết thì hệ thống Barak 8 hoàn toàn có đủ khả năng để đối phó với P-800 Yakhont - tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới hiện nay hiện đang có trong Hải quân Syria và Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm