Quốc tế

Chiến hạm Thổ gặp nguy khi LNA nhận tên lửa hạng nặng

Quân đội Quốc gia Libya (LNA) vừa được trang bị hệ thống phòng thủ bờ hạng nặng Rubezh - vũ khí có thể khiến chiến hạm Thổ gặp nguy.

Máy bay ném bom Tu-160M2 và Tu-22M3M sẽ dùng công nghệ của Su-57 / Thử nghiệm cấp nhà nước đối với Sprut-SDM1 đã bắt đầu ở Nga

Theo truyền thông Nga, hệ thống này được Ai Cập chuyển cho lực lượng tên lửa bờ của LNA tại Sirte để tăng cường khả năng đối phó với hoạt động của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ khi hậu thuẫn cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA).

Hiện không rõ có bao nhiêu hệ thống Rubezh đã được chuyển cho LNA nhưng chỉ cần một vài hệ thống chống hạm này, mọi hoạt động của Hải quân Thổ tại Libya đang phải đối mặt nguy cơ bị đánh chìm rất lớn.

Biên chế một khẩu đội tên lửa Rubezh gồm có 4 xe phóng đạn 3P51, bốn xe nạp đạn và 16 quả đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15M – cải tiến từ đạn P-15U.

Chien ham Tho gap nguy khi LNA nhan ten lua hang nang
Hệ thống Rubezh.

Đạn P-15M có chiều dài khoảng 6,56m, sải cánh 2,5m, đường kính thân (lớn nhất) 0,78m, trọng lượng phóng 2,5 tấn, lắp đầu đạn nổ phá uy lực mạnh 513kg (có một số nguồn thì cho là 454kg). Trên thân tên lửa, có 3 cánh đuôi tam giác gắn liền thân và 2 cánh lớn ở giữa thân được gấp gọn trong trạng thái hành quân.

Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn đặt ở phía dưới thân gần đuôi tên lửa và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ hành trình 1.100km/h, tầm bắn từ 8-80km, trần bay của tên lửa 25-50-250m được nạp vào máy tính trên tên lửa trước khi phóng.

Đạn P-15M trang bị hệ thống định vị quán tính trong giai đoạn bay hành trình ở pha đầu, pha giữa, ở pha cuối có thể dùng 2 phương án dẫn đường gồm: tự dẫn bằng radar chủ động kích hoạt khi cách mục tiêu 10-20km; dùng đầu tự dẫn hồng ngoại Snegir-M.

Theo những thông tin được nhà sản xuất Nga công bố, chỉ cần 1 quả tên lửa P-15 cũng đủ sức đánh chìm bất kỳ chiến hạm cỡ lớn nào. Với những mục tiêu cỡ lớn như tàu sân bay, cần 2 quả.

Điều đặc biệt là P-15 là một trong những tên lửa chống hạm gốc Nga có bề dày thành tích tham chiến nhất đến thời điểm hiện tại.

 

Lần tham chiến đầu tiên của tên lửa P-15 xảy đến không lâu sau cuộc chiến Sáu Ngày năm 1967, trong suốt cuộc chiến được gọi là Chiến tranh tiêu hao khi lực lượng vũ trang của Israel và Ai Cập liên tục đụng độ xung quanh khu vực bán đảo Sinai.

Vào ngày 21/10/1967, khu trục hạm Eliat của Israel khi tiến hành nhiệm vụ tuần tra chiến đấu đã phạm phải sai lầm khi tiến đến quá gần cảng Said.

Khi đó 2 tàu tên lửa lớp Komar của Ai Cập vũ trang với 2 tên lửa P-15 mỗi chiếc đã khai hỏa 4 tên lửa từ vị trí bên trong bến cảng, 3 tên lửa đầu tiên đã đánh trúng mục tiêu khiến tàu chiến của Israel bị bẻ gãy làm đôi và nhanh chóng chìm xuống nước.

Tên lửa thứ tư khi bay đến nơi thì mục tiêu của nó chỉ còn là những mảnh vỡ nhỏ. Thất bại này là một cú sốc lớn cho lực lượng hải quân Israel. Chiến công khác của tên lửa P-15 đến vào đúng 1 năm sau đó.

Vào ngày 21/10/1968, các tàu tên lửa Osa của Ai Cập đã phóng một loạt tên lửa P-15 và đánh chìm 1 tàu buôn 10.000 tấn của Israel được hoán cải thành tàu do thám. Cuộc đụng độ này được báo cáo là diễn ra ở gần bờ biển Ai Cập, tuy nhiên thông tin này sau đó đã không được Phương Tây xác nhận.

 

Sau đó tên lửa chống hạm này được nâng cấp lên chuẩn P-15U được bổ sung đầu dò hồng ngoại nhằm tăng xác suất bắn trúng mục tiêu cho tên lửa. Điều này đã được chứng minh trong cuộc xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ vào tháng 12/1971.

Trong đêm 3 - 4/12/1973, các tàu Osa của hải quân Ấn Độ làm nhiệm vụ cách Bombay 900 km gần khu vực Karachi đã bắn 11 tên lửa (7 P-15U và 4 P-15T) và thu được kết quả khá tốt.

Trong cuộc tấn công, 1 khu trục hạm của Pakistan chiếc Khaiba và 1 tàu đánh cá chiếc Muhafiz đã bị bắn chìm. Chiếc Khaiba bị chìm sau khi trúng 2 tên lửa P-15U còn chiếc Muhafiz thì bị chìm ngay sau khi trúng 1 tên lửa.

Tàu Osa tên Nighat của Ấn Độ đã được ghi nhận là đã bắn chìm tàu Khaiba trong khi chị em của nó, chiếc Veer đã bắn chìm Muhafiz. Chỉ có 70 trên 289 thủy thủ của Pakistan được cứu sống.

Điều đặc biệt là phiên bản P-15 Quân đội Quốc gia Libya vừa phóng thuộc phiên bản P-15U. Vì vậy, dù không còn mới nhưng dòng tên lửa này được cho là vẫn đủ sức đánh chìm bất kỳ chiến hạm nào của Thổ Nhĩ Kỳ một khi xung đột nổ ra.

 

Sự xuất hiện của hệ thống Rubezh được coi là lời đáp trả của lực lượng này với những yêu sách Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra với Quân đội Quốc gia Libya ngay trước đó.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu, tuyên bố hôm 13/7, một chiến dịch quân sự quy mô lớn sẽ được thực hiện trong trường hợp LNA không tự rút khỏi thành phố ven biển Sirte.

"Sirte nên được trao lại cho GNA được quốc tế công nhận. Và một chiến dịch quân sự có thể được thực hiện trong trường hợp quân đội của Nguyên soái Khalifa Haftar không chịu rút khỏi Sirte", Ngoại trưởng Cavusoglu tuyên bố.

Để hiện thực hóa tuyên bố của mình, Thổ Nhĩ Kỳ vừa tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của 17 máy bay quân sự các loại, trong đó phần lớn là tiêm kích F-16 và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm. Để tăng cường hiệu quả cho đòn tấn công sắp tới, Ankara cũng đã huy động tới 8 chiến hạm khác nhau cùng tham gia diễn tập.

"Mọi thứ đã sẵn sàng, một cuộc tấn công quy mô lớn bằng cả Hải quân và Không quân vào lực lượng LNA trong những ngày tới rất khó tránh khỏi", Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm