Quốc tế

Ka-52K lắp song kiếm Kh-35/Kh-31: Nỗi kinh hoàng của chiến hạm Mỹ-NATO

Với phạm vi xa của tàu mẹ, tầm bay của Ka-52K và tầm xa gần 300km của tên lửa Kh-35U, Katran trở thành nỗi kinh hoàng của chiến hạm đối phương.

Ukraine 'tước bỏ' hai tàu Karakurt của Nga chỉ trong một ngày / Venezuela loại tên lửa chống hạm Nga, chọn C-802A của Trung Quốc

Ka-52K sắp trang bị hàng loạt

Loại trực thăng trên hạm Ka-52K "Katran" (tên ký hiệu NATO - Hokum B) đã vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm cấp Nhà nước, cho đến hôm nay đã hoàn tất mọi yêu cầu chỉnh sửa của Bộ Quốc phòng Nga và chuẩn bị được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Đây là thông báo của Anh hùng Liên bang Nga, Tổng công trình sư Trung tâm chế tạo trực thăng quốc gia mang tên Mil và Kamov là ông Sergei Mikheev, với hãng thông tấn Nga Sputnik.

Hiện tại 4 chiếc trực thăng Ka-52K đầu tiên được chế tạo đã vượt qua toàn bộ chu kỳ thử nghiệm cần thiết để đưa vào sản xuất hàng loạt, không còn bất cứ yêu cầu chỉnh sửa nào của Bộ Quốc phòng chưa được khắc phục. Công nghệ tại nhà máy ở Arsenyev đã được làm chủ hoàn toàn, giờ chỉ nhấn nút là có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng Ka-52K hiện đang tham gia hỗ trợ quá trình thử nghiệm các tàu chiến mới thuộc lớp tàu hộ vệ hạng nhẹ hoặc tàu hộ tống để bàn giao cho Hải quân Nga. Mỗi con tàu mới đang chuẩn bị được bàn giao, trong đó phải thử nghiệm chương trình tiếp nhận trực thăng hạ cánh trên tàu, Ka-52K đang thực hiện nhiệm vụ này.

Bản thân mỗi con tàu đều có đặc thù riêng, về cấu hình, khí động học, lượng giãn nước riêng. Do đó, cần phải có các chuyến bay trực thăng để thử nghiệm. “Tôi không mảy may nghi ngờ rằng chiếc máy bay được chế tạo ra ngày hôm nay và cải tiến sau này chắc chắn sẽ phù hợp với Hải quân” - tổng công trình sư cho biết.

Ông nhấn mạnh rằng nói chung, trực thăng còn phải thử nghiệm trong toàn bộ chu kỳ vận hành, vì trang thiết bị và vũ khí còn thay đổi. Nhưng hệ thống chịu lực và hệ thống động cơ thì không thay đổi.

Ka-52K Katran là một biến thể của mẫu máy bay trực thăng trinh sát và tấn công Ka-52 “Alligator”, thích hợp dành cho bố trí trên tàu.

Một tính năng đặc trưng của Alligator/Katran, cũng như của hầu hết các trực thăng Kamov, là thiết kế hai cánh quạt quay ngược chiều nằm trên cùng một trục. Đây là phát minh độc đáo của các nhà thiết kế Liên Xô và Nga, những chiếc trực thăng như vậy không được sản xuất ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Ka-52K lap song kiem Kh-35/Kh-31: Noi kinh hoang cua chien ham My-NATO
Trực thăng Ka-52K Katran mang tên lửa chống hạm Kh-35 Uran.

Sơ đồ đồng trục là phức tạp hơn về mặt công nghệ so với sơ đồ truyền thống (một cánh quạt chính và một cánh quạt đuôi (trực thăng Mi-24 hoặc AH-64 Apache) hoặc hai cánh quạt riêng biệt phía trước và phía sau (trực thăng vận tải Yak-24 và CH-47 Chinook).

Nỗi kinh hoàng của chiến hạm địch

Trực thăng Ka-52K được thiết kế để yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ và tiêu diệt lực lượng đối phương, gồm cả các tàu mặt nước, trong mọi điều kiện thời tiết và vào bất cứ khoảng thời gian nào, ban ngày và ban đêm.

Khác với Ka-52 Alligator, phiên bản dành cho hải quân Ka-52K Katran không có cánh quạt đuôi, cánh chính của nó có thể gập xếp lại để dễ dàng cất cánh và hạ cánh trên boong tàu, có thiết bị buộc lại, cũng như thiết bị hạ cánh được tăng cường để tăng độ an toàn khi hạ cánh trong cơn bão.

Cả hai loại máy bay trực thăng đều được trang bị ghế phóng khẩn cấp là loại K-37-800M và cũng là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng, giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Đây là một giải pháp độc đáo trong thực hành chế tạo trực thăng quân sự.

 

Cabin của Ka-52K được bọc giáp vững chắc, bảo đảm an toàn cho tổ lái khi bị đạn 30 mm bắn trúng. Hệ thống điện tử hàng không cực kỳ tinh vi giúp cho Katran nhận diện được mục tiêu trong điều kiện tầm nhìn kém hay đêm tối từ cự ly xa để sớm đưa ra phương án đối phó hiệu quả.

Hệ thống vũ khí của Ka-52K cực mạnh, bao gồm pháo tự động 30 mm 2A42 với 500 viên đạn, mang thêm được pod súng máy hoặc pháo bổ sung. Bên cạnh đó là các bình rocket S-8 hoặc S-13, tên lửa chống tăng Virkh.

Ka-52K có thể trang bị nhiều loại vũ khí và mang được nhiều trọng tải hơn so với các đối thủ phương Tây. Thậm chí, Ka-52K Katran sở hữu một tính năng độc đáo là máy bay lên thẳng duy nhất có khả năng mang tên lửa hành trình chiến thuật.

Ka-52K lap song kiem Kh-35/Kh-31: Noi kinh hoang cua chien ham My-NATO
Trực thăng Ka-52K Katran thử nghiệm trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Nó có thể mang được tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kh-31 Krypton và tên lửa hành trình chống hạm cận âm Kh-35 Uran. Hai loại tên lửa này có tầm phóng gần 300km, mỗi chiếc Ka-52K có thể mang 2 quả tên lửa chống hạm hoặc một phiên bản chống radar của là Kh-31P.

Với tốc độ Mach 3,5 của Kh-31 so với Mach 0,8 của Kh-35, đối phương sẽ ít có thời gian phản ứng hơn.

 

Với tầm bắn xa gần 3 trăm km của phiên bản tên lửa hành trình chống hạm Kh-35U và tầm bay xa của Ka-52K, chiếc trực thăng hạm này đã trở thành cánh tay nối dài của chiến hạm Nga.

Trên thực tế, Ka-52K với tên lửa Kh-31 và Kh-35 sẽ làm cho các tàu sân bay trực thăng của Nga trở nên độc nhất vô nhị. Với phạm vi hành trình hàng nghìn km của tàu mẹ, hải quân Nga có khả năng tác chiến chống hạm cực xa mà không cần đến tiêm kích hạm, giúp hải quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trước biên đội tàu chiến địch.

Ka-52K Katran cũng đã được thử nghiệm trên bầu trời Ả Rập. Vào tháng 11 năm 2017, những chiếc trực thăng này đã cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.

Các nhà thiết kế của Kamov đã điều chỉnh các tham số của Ka-52K phù hợp cho hoạt động tại môi trường ẩm ướt và độ mặn cao tại Địa Trung Hải, ví dụ như láng một lớp sơn chống ăn mòn lên thân của chiếc trực thăng.

Tương xứng với tính năng vượt trội, đơn giá Ka-52K Katran cũng thuộc dạng “ngất ngưởng”, lên tới hơn 40 triệu USD mỗi chiếc, gần tương đương với 1 chiến đấu cơ hạng nặng như Su-30SM.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm