Chiến lược của phương Tây và NATO ở Ukraine ảnh hưởng thế nào tới Nga?
Hai máy bay không người lái bị bắn hạ ở Crimea / 6 thành viên NATO chế tạo trực thăng quân sự dựa trên bài học từ xung đột Ukraine
Zorawar Daulet Singh, học giả và chuyên gia về các vấn đề chiến lược ở New Delhi (Ấn Độ) nhận định mới đây rằng, hơn 15 tháng diễn ra cuộc xung đột trên bộ lớn nhất ở Á-Âu kể từ Thế chiến thứ hai, cục diện dường như đang thay đổi. Ban đầu, Mỹ và NATO can dự với niềm tin rằng một cuộc chiến ủy nhiệm là cách duy nhất để đẩy lùi ảnh hưởng của Nga ở châu Âu, suy giảm sức mạnh của Moskva và kết thúc trật tự đa cực vừa xuất hiện.
Trên lý thuyết, đó là một chiến lược khôn khéo, nếu không muốn nói là “quỷ quyệt”. Ít nhất, các nhà hoạch định chính sách phương Tây phỏng đoán, Nga sẽ bị sa lầy trong một “Afghanistan” khác trong nhiều năm, trong khi Mỹ vẫn duy trì được vị thế siêu cường của mình.
Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Trên mọi mặt trận trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm này - sẽ phù hợp hơn nếu phân loại cuộc xung đột là một cuộc chiến có hạn chế giữa các cường quốc - các mục tiêu của Mỹ và đồng minh đã không đạt được.
Nhiều nước đã thận trọng không đứng về phía phương Tây, ngoài các quốc gia trong nhóm G7, Washington đã chứng kiến sự từ chối mạnh mẽ đối với kế hoạch của NATO nhằm kiềm chế và làm suy yếu Nga.
Thay vào đó, “Nam bán cầu” đã tìm ra cơ hội để thúc đẩy lợi ích của chính họ và sẵn sang cho một trật tự thế giới đa cực, nơi các quốc gia yếu hơn có thể có ảnh hưởng để nhận được những thỏa thuận tốt hơn với các bên tham gia lớn. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ minh họa cho xu hướng này và điều đó ngày càng nổi lên ở Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông và thậm chí ở một số khu vực của Đông Á.
Sự liên kết địa chính trị của các cường quốc cũng đã thay đổi theo hướng khác. Kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, Washington đã tìm cách khai thác những rạn nứt giữa Moskva và Bắc Kinh để Trung Quốc có thể xích lại gần hơn với phương Tây. Nhưng Trung Quốc hầu như không thay đổi lập trường của mình.
Các nhà hoạch định chính sách cấp cao của Mỹ cùng với một loạt lãnh đạo châu Âu đã tìm cách đẩy Trung Quốc ra khỏi Nga, nhưng đã thất bại. Trung Quốc dường như không muốn gây nguy hiểm cho quan hệ đối tác của họ với Nga. Với điểm nóng tiềm năng là eo biển Đài Loan, Bắc Kinh lo ngại số phận tương tự cho mình trong tương lai.
Trong khi đó, “con át chủ bài” thực sự trong tay phương Tây luôn là vấn đề kinh tế: sự thống trị lâu dài của đồng đô la Mỹ (USD), quyền kiểm soát chuỗi cung ứng quốc tế và đơn phương áp đặt tùy tiện các biện pháp trừng phạt và cô lập một quốc gia. Đây là những công cụ mà Mỹ thực sự cho rằng họ có ưu thế. Nó không chỉ có thể gây bất ổn cho Nga, thậm chí còn định hình một giai đoạn mới về toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, kết quả một lần nữa lại “gây sốc”. Mặc dù đã cắt đứt đáng kể các mối liên kết công nghiệp và năng lượng của châu Âu với Nga, tổn thất đối với phương Tây vẫn nghiêm trọng so với những tác động dự kiến đối với nền kinh tế Nga. Các nền kinh tế châu Âu đang quay cuồng với lạm phát và "bóng ma" công nghiệp hóa suy giảm, được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng hàng hóa và năng lượng do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.
Những “gã khổng lồ” công nghiệp như Đức đã rơi vào suy thoái. Các nhà kinh tế không còn có thể phủ nhận tầm quan trọng của mối liên kết hàng hóa và năng lượng của Nga cũng như khả năng tiếp cận thị trường đối với sự thịnh vượng và sức sống công nghiệp của châu Âu.
Nhưng làm thế nào mà Nga tránh được sự bóp nghẹt kinh tế từ phương Tây? Rất đơn giản, Trung Quốc và Ấn Độ cùng với một số nền kinh tế đang phát triển khác đã nhanh chóng thay thế các thị trường phương Tây, không chỉ cung cấp huyết mạch cho xuất khẩu của Nga mà còn thu được lợi ích bất thường của chính họ từ dầu thô giảm giá.
Với doanh thu đảm bảo, Moskva vẫn có thể mua các linh kiện công nghiệp, máy móc và hàng tiêu dùng cần thiết cho sự ổn định kinh tế cơ bản của mình. Thương mại của Nga với Trung Quốc ước tính đạt 200 tỷ USD vào năm 2023, tương tự như vai trò của Đức trong quá khứ. Do đó, kinh tế Nga đã không bị suy giảm hai con số như phương Tây dự báo vào năm 2022 (chỉ giảm 2,1%). Ngay cả IMF cũng dự báo tăng trưởng GDP dương cho nền kinh tế Nga vào năm 2023 và 2024.
Trên chiến trường, sau giai đoạn đầu khi Nga bị một cú sốc nặng nề về mức độ can dự toàn diện của NATO và việc xây dựng lực lượng vũ trang Ukraine một cách có hệ thống kể từ năm 2014, Moskva đã chuyển sang chiến lược tiêu hao.
Giao chiến cơ động cổ điển với các trận chiến xe tăng quy mô lớn trên những cánh đồng rộng hoặc các cuộc tấn công trực tiếp vào các vị trí cố thủ của Ukraine - những kịch bản mà NATO dự đoán và hỗ trợ huấn luyện cho quân đội Ukraine cũng như đầu tư vào các tuyến phòng thủ chính xung quanh Donbass - đã bị thay thế bằng những cuộc giao tranh ở các đô thị chiến lược, đô thị cửa ngõ.
>> Xem thêm: Cựu Phó Tổng thống Mỹ dự đoán quân Nga sẽ làm gì sau chiến dịch đặc biệt
Nga đã chiếm ưu thế trong các trận chiến đô thị lớn này, sử dụng hỏa lực tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng quân sự, hậu cần, cơ sở hạ tầng có giá trị cao và các mục tiêu chỉ huy và kiểm soát trên khắp Ukraine, bao gồm cả ở Kiev. Nga đã điều chỉnh chiến lược của họ nhằm tránh sa lầy vào cuộc chiến mà NATO đã lên kế hoạch.
>> Xem thêm: Rộ tin lãnh đạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine bị thương nặng
Trong các cuộc giao tranh ác liệt đó, mặc dù Nga có thiệt hại, nhưng quân đội Ukraine cũng bị tổn thất nặng nề. Các đơn vị thay thế sau đợt huấn luyện gần đây nhất của NATO ở Anh và các nơi khác không thể bù đắp những tổn thất to lớn đó.
>> Xem thêm: Tổng thống Zelensky không tin ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine
Bên cạnh đó, năng lực công nghiệp để tiến hành một cuộc chiến tranh lớn và lâu dài đã bị suy giảm nghiêm trọng, không chỉ ở Ukraine mà còn ở NATO. Các quốc gia NATO đã gửi các thiết bị quân sự trị giá hơn 70 tỷ USD, với phần lớn nhất đến từ Mỹ. Hạn chế thực sự hiện nay là năng lực sản xuất của phương Tây vì các nhà hoạch định NATO chưa lường trước được một cuộc chiến với đối thủ có thể kéo dài vài tuần chiến đấu căng thẳng. Theo chuyên gia Singh, hiện quân đội Nga dường như đi trước NATO về ít nhất các năng lực sau: phòng không, tác chiến điện tử, pháo binh và tên lửa siêu vượt âm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025