Chiến thuật "bầy đàn" của loại tên lửa của Nga chuyên dùng để diệt tàu sân bay
P-500 Bazalt là một trong những loại tên lửa nguy hiểm được Liên Xô phát triển, chuyên dùng để diệt tàu sân bay hoặc các chiến hạm lớn của đối phương.
Cách phòng thủ của Nga diệt sạch tên lửa ICBM / Báo Sina: Nga dùng kỹ xảo trong video Su-57 phóng tên lửa
Được thiết kế nhằm thay thế SS-N-3 Shaddock, tên lửa chống hạm siêu âm P-500 Bazalt (NATO định danh SS-N-12 Sandbox) chính thức vào biên chế Hải quân Liên Xô năm 1975, lắp đặt trên các tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay lớp Kiev.
Hình ảnh một con tàu lớn đã bị phá hủy tan tành chỉ sau một phát bắn của P-500 Bazalt, mặc dù quả tên lửa chống hạm này không hề mang theo đầu đạn.
Cuộc thử nghiệm diễn ra vào năm 2010 với mục tiêu là một tàu chở dầu hết niên hạn PM-40.
P-500 Bazalt không mang theo đầu nổ nhưng vẫn tạo ra sức hủy diệt cực lớn nhờ động năng quá nhanh.
Ban đầu, tên lửa P-500 được thiết kế có thể phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm nhằm tấn công hạm đội tàu sân bay ở cự ly trên 500 km, ngoài tầm radar của đội tàu hộ tống.
P-500 Bazalt có tầm bắn lên đến 550 km và tốc độ tối đa Mach 2,5.
Tên lửa có chiều dài 11,7 m, đường kính 0,84 m, khối lượng đầu đạn 1.000 kg.
P-500 Bazalt có thể mang đầu đạn hạt nhân 350 kT hoặc đầu đạn thông thường nặng 950 kg.
Tên lửa P-500 có thể sử dụng radar để dò tìm mục tiêu kết hợp với thông tin cung cấp từ các loại máy bay trinh sát như Tu-95D, Ka-27B.
P-500 cũng là tên lửa chống hạm đầu tiên của Liên Xô được thiết kế có thể phối hợp phóng loạt số lượng lớn (salvo).
Nếu mục tiêu cần tiêu diệt là 1 tàu sân bay thì các tàu chiến mang tên lửa P-500 sẽ phóng một loạt 8 tên lửa.
Số tên lửa này trong khi bay sẽ tự động trao đổi thông tin về mục tiêu với nhau...
Khi đó, một tên lửa trong nhóm phóng sẽ bay lên độ cao 7.000 m và sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu rồi truyền dẫn thông tin cho các tên lửa còn lại bay ở độ cao thấp hơn.
Số tên lửa này được lập trình để một nửa nhắm vào mục tiêu là tàu sân bay, số tên lửa còn lại sẽ chia ra, hướng vào các mục tiêu là những tàu bảo vệ xung quanh.
Nếu tên lửa bay cao bị bắn hạ thì ngay lập tức 1 quả tên lửa khác sẽ bay lên để đảm nhận thay vị trí.
Đây là một chiến thuật độc đáo mà không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngoài Liên Xô trước đây, và Nga ngày nay sở hữu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo