Quốc tế

Chiến tranh hiện đại không còn chỗ cho xe tăng?

Bộ Quốc phòng Anh đang xem xét khả năng loại bỏ hoàn toàn xe tăng hiện có theo chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Xe tăng Mỹ dễ bị vô hiệu hóa bởi hệ thống tác chiến điện tử Nga? / Quân đội Mỹ bị trễ hẹn bàn giao xe tăng hạng nhẹ tiên tiến

Tờ The Times dẫn nguồn tin quân sự Anh cho biết, kế hoạch loại bỏ toàn bộ số xe tăng Challenger 2 và xe học thép bộ binh 388 Warrior khỏi trang bị do chi phí quá cao dành cho việc hiện đại hóa khi những cỗ tăng này.

Hiện nay, lực lượng xe tăng và xe chiến đấu của Anh đã trở nên lỗi thời so với các đối thủ và chúng bị cho là không đủ mạnh và tin cậy để đối phó được với những dòng vũ khí chống tăng thế hệ mới hiện nay.

Chien tranh hien dai khong con cho cho xe tang?
Xe tăng Challenger 2 của Quân đội Anh.

Đồng thời với kế hoạch loại bỏ toàn bộ Challenger 2, Anh cũng đang cân nhắc đến khả năng mua tăng Leopard 2 từ Đức. Tuy nhiên, kế hoạch này đang hứng chỉ trích từ chính giới quân sự nước này.

Do đó rất có thể trong thời gian tới đây, Anh sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới loại bỏ xe tăng khỏi trang bị. Nói về kế hoạch này, một số chuyên gia cho rằng, đây rõ ràng không phải là chuyện tiền bạc mà nó xuất phát từ chiến lược sử xe tăng của Anh trong tình hình hiện nay đã có thay đổi.

Cụ thể, thay vì đầu tư cho xe tăng, nước này sẽ hiện đại hóa và tăng cường trang bị cho lực lượng Không quân và tên lửa tầm xa. Bởi trong chiến tranh ngày nay, xe tăng không được coi là lực lượng có thể làm thay đổi cực diện trên chiến trường.

"Bất cứ cuộc chiến tranh hiện đại nào đều sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh không quân. Việc sở hữu lượng máy bay chiến đấu đông đảo cùng tên lửa tầm xa hiện đại sẽ giúp cho lực lượng được trang bị có lợi thế rất lớn và giành được ưu thế trên chiến trường", biên tập viên Kris Osborn của National Interest nói.

Theo chuyên gia Mỹ, hiện nay Nga là quốc gia đầu tư cho lực lượng xe tăng nhiều nhất trên thế giới. Nhưng người Nga không nên quá tự tin vì Quân đội Mỹ đã công bố kế hoạch tác chiến theo kiểu "phi đối xứng" mang đậm màu sắc của riêng họ mà theo công bố thì thừa sức bẻ gãy đợt tấn công của bất kỳ lực lượng xe tăng nào.

 

Cách đây đã hơn 20 năm, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng thời đại của xe tăng đã kết thúc và phương tiện làm chủ chiến trường trong chiến tranh hiện đại là những "xe tăng bay", đó là trực thăng vũ trang và cường kích tầm thấp.

Quân đội Mỹ là bên đưa ra học thuyết trên và họ rất tích cực xây dựng lực lượng vũ trang của mình theo hướng đi này, xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của họ hầu như chỉ có nhiệm vụ duy nhất là dọn dẹp chiến trường.

Còn vai trò bẻ gãy sức kháng cự của đối phương, tiêu diệt xe tăng, thiết giáp hay cụm công trình phòng thủ được giao cho máy bay nhờ khả năng linh hoạt, uy lực lớn và ưu thế tuyệt đối khi tiêu diệt chiến xa đối phương.

Phương thức tác chiến này luôn được Mỹ trung thành sử dụng cho tới ngày nay, chiến thuật cực kỳ đơn điệu nhưng hầu như chẳng thể đối phó, nhất là khi Không quân Mỹ luôn đảm bảo làm chủ bầu trời trước bất cứ đối thủ nào.

Chỉnh vì vậy chuyên gia Mỹ cho rằng, với kế hoạch loại biên toàn bộ lực lượng xe tăng của mình, rất có thể Anh đang học Mỹ và thay đổi chiến thuật tác chiến để giành ưu thế trước đối thủ trong chiến tranh hiện đại.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm