Chọc giận "Gấu Nga", chơi trò hai mặt với Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ tự chuốc lấy thất bại ở Syria?
Nga - Syria đã dạy cho quân đội hùng mạnh thứ hai NATO một bài học đau đớn / Buk-M2E Syria khai hỏa nhằm vào F-16 Thổ Nhĩ Kỳ
Vài tuần vừa qua, tại khu vực miền Bắc Syria đã diễn ra những cuộc giao tranh dữ dội giữa một bên là Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng lực lượng ủy nhiệm của họ và một bên là Quân đội Chính phủ Syria (SAA) dưới sự yểm trợ của Nga.
Mục đích của mỗi bên là nhằm giành quyền chiếm đóng và quản lý địa bàn Idlib, thành trì cuối cùng vẫn đang nằm trong tay các phe phái nổi dậy tại đây.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã cố gắng nhưng thất bại trong việc kích hoạt Điều 5 Hiến chương NATO, với mong muốn tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh châu Âu và Mỹ để họ sát cánh cùng Ankara trong cuộc chiến tại Idlib.
Không nhận được phản ứng tích cực từ các đồng minh NATO, thứ Năm tuần này (5/3) ông Erdogan sẽ có chuyến công cán tới Moscow để gặp gỡ trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin với hy vọng tìm kiếm được một thỏa thuận có lợi cho mình.
Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở gần thành phố Idlib, Syria. Ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, Tom Luongo - nhà phân tích chính trị, văn hóa và thị trường độc lập của chuyên trang Gold Goats 'n Guns lại cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh ở Moscow của ông Erdogan sẽ chỉ như “cuốn băng tua lại” và nó chỉ cho thấy sự bất lực của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến này.
“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, kể từ thời khắc phát động chiến dịch quân sự ở Syria ông Erdogan luôn muốn chiếm giữ phần lớn diện tích Idlib và thiết lập vùng đệm 30 dặm giữa biên giới phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ và biên giới phía Bắc Syria. Đó là những gì ông Erdogan muốn và ông luôn muốn kiểm soát phần lớn Idlib”, chuyên gia Luongo nhận xét.
“Ông Erdogan tưởng rằng mình đã rất sành sỏi trong việc lèo lái giữa Mỹ và Nga để đạt được cái ông ấy muốn. Tuần này ông ấy hồ hởi xích lại Tổng thống Putin để nhờ cứu giúp mạng sống của mình. Tuần khác, ông ấy lại nài nỉ Tổng thống Trump cung cấp các tên lửa Patriot. Cứ như vậy, ông ấy đang chơi trò đung đưa, đẩy các bên đối đầu với nhau ở những thời điểm chiến lược”.
Theo chuyên gia Luongo, khi Tổng thống Erdogan giành được thắng lợi trong việc thiết lập một khu vực giảm leo thang căng thẳng vào tháng 9/2018 sau khi đem quân đánh sang Idlib, ông ấy tự cho rằng mình đã xây dựng được một đường biên giới phía Nam mới cho Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tôi nghĩ ông Erdogan đã vung tay quá đà...”, nhà phân tích Luongo bình luận. “Nên giờ đây ông ấy đang rơi vào thế tuyệt vọng”.
Ở trong nước, uy tín của Tổng thống Erdogan cũng đã giảm sút. Ông đã thất bại trong hai cuộc tuyển cử lớn, một ở Istanbul và một ở Ankara, chỉ trong vòng 12 tháng qua. Kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, mức độ tín nhiệm của ông Erdogan đã giảm xuống dưới 40%.
Nhận xét về cuộc gặp ngày 5/3 với Tổng thống Nga Putin, nhà phân tích Luongo chia sẻ: “Tôi không nghĩ ông Putin sẽ trao cho ông ấy bất cứ thứ gì. Vì sau chốt, ông Putin không cần ông Erdogan. Cái ông ấy cần là đất nước Thổ Nhĩ Kỳ”.
"Ở thời điểm hiện tại, mọi người đã chán ngấy cái cách mà ông ấy dùng người nọ để chống lại người kia. Ông ấy tự để mình bị mắc kẹt giữa các nước lớn mà họ thì lại đang chán trò chơi của ông. Tôi tin rằng, chỉ trong khoảng một năm nữa, ông Erdogan sẽ mất quyền lực và lần này thì chẳng ai cứu giúp ông”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Ảnh: Sputnik