Chuyên gia: Ấn Độ không thể tìm được đối tác hơn Nga
Ấn Độ sẽ nhận lô máy bay Rafale đầu tiên trong năm 2020 / Không quân Ấn Độ tiếp nhận tiêm kích Su-30 MKI đầu tiên trang bị tên lửa BrahMos
Hiện nay, Nga sẵn sàng cùng với Ấn Độ tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, dấu hiệu tích cực để khởi động công việc này có thể là hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga về việc mua Su-57, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga, ông Denis Manturov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Chúng tôi sẵn sàng nối lại đàm phán về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong chương trình Su-57 (phiên bản Nga của FGFA) đã diễn ra một sự kiện quan trọng:
Bộ Quốc phòng Nga đặt một lô hàng gồm 76 máy bay chiến đấu. Tôi tin rằng đây là tín hiệu tích cực cho các đối tác Ấn Độ, nhưng chúng tôi sẽ thảo luận về các định dạng hợp tác cụ thể", ông Manturov nói.
Nhận định về thông tin được ông Manturov đưa ra, chuyên gia hàng đầu Mikhail Aleksandrov của Trung tâm nghiên cứu quân sự-chính trị Trường đại học quan hệ quốc tế Moscow cho rằng, dự án Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA) của Nga-Ấn sẽ tiếp tục được thực hiện.
Chúng sẽ tạo ra loại chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm triển vọng trong tương lai. Hồi đầu năm 2018 xuất hiện thông tin cho rằng, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi dự án chung tạo ra chiếc máy bay tiêm kích thế hệ mới này với Nga với lý do phía Nga không muốn tiết lộ công nghệ của họ để áp dụng vào dự án này.
Chuyên gia Mikhail Aleksandrov khẳng định, Ấn Độ cần phải hiểu rằng họ không thể có được những công nghệ đặc biệt trong ngành chế tạo máy bay từ bất cứ quốc gia nào chứ không chỉ riêng Nga. "Ấn Độ không thể tìm được đối tác tốt hơn Nga nếu muốn phát triển máy bay tàng hình", chuyên gia Nga nói.
Chính vì vậy, việc Ấn Độ quay lại với chương trình FGFA là hoàn toàn có thể xảy ra. Dự án FGFA liên quan đến việc thiết kế và phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới sử dụng công nghệ tàng hình.
Toàn bộ vũ khí sẽ được bố trí trong thân và chúng mang đặc điểm của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5. Tại thời điểm này tất cả các công việc thiết kế tạo hình dạng của máy bay FGFA đã được hoàn thành.
Nói về dự án FGFA, vị chuyên gia cho biết, chi phí của hợp đồng ước tính khoảng 11 tỷ USD, dự án này không chỉ liên quan đến sự nghiên cứu phát triển mà còn để sản xuất để trang bị cho cả hai nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3.
Ấn Độ sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển và sản xuất cũng như đào tạo phi công để tiến hành thử nghiệm bay. Nếu dự án thành công, Delhi có kế hoạch mua hơn 200 máy bay mới nhất này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo