Chuyên gia hé lộ điểm yếu chí tử khiến S-300 Syria bất lực trước tiêm kích Israel
Chuyên gia quân sự Babak Tagway vừa đăng tải một tài liệu cực kỳ đáng chú ý, giải thích lý do vì sao các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria luôn im lặng khi bị tiêm kích Israel tấn công.
Năm 2022, tiêm kích Su-57 có hệ thống điều khiển như Gripen / Máy bay Iran hạ cánh xuống căn cứ không quân Nga để tránh tiêm kích Israel
Trong vài năm gần đây, không quân Israel "làm mưa làm gió" trên bầu trời Syria, khi gần như tự do ra vào đánh phá các mục tiêu trên lãnh thổ quốc gia Arab, bất chấp đối phương có hệ thống phòng không rất hùng hậu.
Bên cạnh việc được trang bị tiêm kích tàng hình F-35I Adir tối tân thì chiến thuật mà máy bay chiến đấu Israel sử dụng khi đánh phá cũng được xem là rất hợp lý.
Chiến đấu cơ Israel thường phóng tên lửa hành trình không đối đất tầm xa Delilah từ trong không phận Lebanon, do khoảng cách lớn mà lực lượng phòng không Syria gần như chỉ biết đứng nhìn.
Nhưng mọi việc được nhận định sẽ có thay đổi triệt để khi Nga bắt đầu cung cấp cho đồng minh những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến S-300PM và hiện đại hóa chúng lên chuẩn S-300PMU-2.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng tuyên bố rằng S-300 Syria sẽ được trang bị đạn đánh chặn 48N6E3 có tầm xa tới 250 km, đi kèm hệ thống quản lý bầu trời Polyana D4M.
Với cự ly tác chiến của đạn 48N6E3, tiêm kích Israel không còn an toàn nữa kể cả khi đang ở trên không phận Lebanon, bởi tầm bắn của tên lửa hành trình Delilah chỉ bằng một nửa so với 48N6E3 mà thôi.
Nhưng bất chấp thực tế trên, những vụ tấn công vẫn được Israel tiến hành một cách đều đặn với hiệu quả cao, trong khi S-300 Syria tiếp tục im lặng, điều này đặt ra rất nhiều câu hỏi cần giải đáp.
Thậm chí có nhận định cho rằng Nga đã chủ động vô hiệu hóa radar S-300 của Syria để giữ gìn quan hệ với Israel, nhưng theo công bố mới nhất thì nguyên nhân thực sự lại khác biệt hoàn toàn.
Hệ thống S-300 của Syria chỉ được trang bị tên lửa lạc hậu, không cho phép nó chiến đấu với máy bay tiêm kích hiện đại của Israel, do bán kính hoạt động tiêu chuẩn của đạn nhỏ hơn nhiều so với thông tin ban đầu.
Cụ thể, thay vì các tên lửa tầm xa được thông báo là 5V55U, 48N6E2 và 48N6E3 có tầm bắn lần lượt là 150, 200 và 250 km, S-300 của Syria chỉ được trang bị tên lửa tầm trung 5V55R có bán kính tác chiến 75 km.
Điều này khiến đạn tên lửa khó lòng bắn trúng mục tiêu ngay cả trên không phận Syria, còn khi tiêm kích Israel xuất hiện tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Lebanon thì rõ ràng S-300 chỉ có thể đứng nhìn.
Thông tin về chủ đề trên mới đây đã được chuyên gia Babak Tagway lên tiếng, ông nhấn mạnh rằng mình đã nắm được thông tin tương tự vào thời điểm năm 2018, tức là khi S-300 vừa được đưa tới Syria.
Chính vì lý do trên mà các hệ thống phòng không S-300 chưa từng được sử dụng, bất chấp việc các máy bay chiến đấu Israel thường xuyên tấn công các mục tiêu ngay cả từ không phận nước này.
Với thực tế tên lửa 5V55R được phát triển từ rất lâu, cụ thể là vào thập niên 1980, loại đạn này không thể được sử dụng để đánh bại các mục tiêu tàng hình như tiêm kích F-35I Adir hay thậm chí F-16I Sufa hoạt động ở cự ly xa.
Với tên lửa tầm trung 5V55R, tính năng của tổ hợp S-300 Syria vốn được xem như tương đương S-300PMU-2 thực chất chỉ sánh ngang S-300PS mà thôi.
Có lẽ vì lý do này mà quân đội Syria tiếp tục sử dụng các hệ thống phòng không khác như Buk-M2E và S-200 đơn giản hơn, đồng thời có tính cơ động cao hơn nhiều so với S-300 triển khai gần Masyaf.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo