Quốc tế

Chuyên gia Mỹ: Nga phát hiện F-35 chưa chắc đã bắn được

Nhận định được chuyên gia quân sự Mỹ Mark Episkopos đưa ra khi nói về radar Nebo-M của Nga phát hiện được máy bay tàng hình.

Anh phát triển vũ khí thông minh thế hệ mới / S-500 đủ khiến toàn bộ vũ khí Mỹ mù

Chuyên gia Mỹ dẫn những thông tin được Nga công bố về Nebo-M cho biết, hệ thống radar này phát hiện được những dòng máy bay tối tân nhất của Mỹ, như tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ và cả B-2 Spirit.

Nebo-M có thể phát hiện F-35 từ khoảng cách 600km - một khoảng cách an toàn để lực lượng phòng thủ triển khai chiến đấu. Đặc biệt, hệ thống Nebo-M còn có khả năng định vị các thiết bị gây nhiễu của quân địch và nó hoạt động một cách hoàn toàn độc lập và tự động.

Chuyen gia My: Nga phat hien F-35 chua chac da ban duoc
Mỹ không tin phòng không Nga có thể đối phó được với F-35.

Tất cả những thông tin thu thập được đều được chuyển đến trung tâm chỉ huy tác chiến với tốc độ trong thời gian thực để phối hợp với S-400 tác chiến. Cách phối hợp tác chiến này có thể giúp hệ thống S-400 tăng tầm tác chiến, đặc biệt trong nhiệm vụ chống mục tiêu tàng hình lên gấp vài lần.

Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật hồi cuối năm 2019, sự phối hợp này đã cho thấy năng lực đánh chặn tuyệt với của S-400. Nhưng theo chuyên gia Mark Episkopos, việc Nebo-M nhìn thấy tiêm kích tàng hình Mỹ không đồng nghĩa với việc phòng thủ Nga có thể đánh chặn được F-22, F-35 và người Mỹ biết cách để xuyên qua hàng phòng thủ đó.

"Bắn hạ một máy bay là một quy trình gồm nhiều bước, đặc biệt với mục tiêu tàng hình và việc phát hiện được phi cơ của đối phương trên màn hình radar chỉ là một yếu tố rất nhỏ và dường như là việc dễ dàng nhất", Mark Episkopos nói.

Công việc khó khăn là có thể khóa được mục tiêu, bắt được đường bay và khai hỏa tiêu diệt đối tượng. Ngay cả trong trường hợp phi công không triển khai các phương án phòng thủ chủ động thì khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến của F-35 cũng đủ để khiến các hệ thống phòng không Nga gặp rất nhiều khó khăn khi muốn đánh chặn.

Không những vậy, phi công lái máy bay chiến đấu F-35 có thể khóa tên lửa của đối thủ ở giai đoạn bay giữa và sử dụng trí thông minh Nhân tạo (AI) để hỗ trợ vũ khí điều hướng chính xác tấn công hệ thống tên lửa đất đối không.

 

Vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng, ngay cả khi phát hiện được F-35 điều đó cũng không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được F-35. Hệ thống S-400 có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản.

"Hệ thống phòng thủ Nga sản xuất dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu vũ khí này có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng", Dan Flatley cho biết.

Các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.

Khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar.

Đây chính là nguyên nhân hệ thống radar Nebo-M của phòng không Nga có thể phát hiện F-35 nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được tiêm kích tàng hình của chúng tôi, Mark Episkopos nhấn mạnh.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm