Quốc tế

Chuyên gia Mỹ: Su-57 sở hữu khả năng F-35 không có

Theo chuyên gia quân sự Mỹ H.I.Sutton, với những trang bị tối tân và khả năng đặc biệt của mình, Su-57 có một số khả năng mà F-35 không thể.

Tên lửa phòng không SM-6 - ứng viên phần tử đánh chặn vũ khí siêu thanh / Bom thông minh MAM-T: Vũ khí mới cho máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ

Nhận định được chuyên gia Mỹ đưa ra sau khi chứng kiến màn thể hiện ấn tượng của Không quân Nga tại Quảng trường Đỏ hôm 9/5 với nhiều loại chiến đấu cơ tối tân, đặc biệt trong đó là máy bay tàng hình Su-57.

Chuyên gia Mỹ đã gọi Su-57 là chiến đấu cơ mang vẻ đẹp chết chóc. "Vẻ ngoài ấn tượng của Su-57 không chỉ là thiết kế mà là hệ quả của kiến trúc độc đáo của dòng chiến đấu cơ mẫu mực.

Chuyen gia My: Su-57 so huu kha nang F-35 khong co
Tiêm kích Su-57 xuất hiện tại Quảng trường Đỏ.

Khung thân được chế tạo theo một mạch tích hợp, cùng với động cơ vector lực đẩy kiểm soát cung cấp cho máy bay khả năng chuyên động cực ấn tượng. Tất cả điều này đều không xuất hiện trên F-35 của Mỹ", vị chuyên gia này nói.

Vì vậy, H.I.Sutton cho rằng, nếu xảy ra một cuộc đối đầu trên không giữa 2 dòng máy bay này, cơ hội chiến tháng dành cho tiêm kích tàng hình Mỹ là rất thấp.

Cùng với đó, vị tướng Nga về hưu là Magomed Tolboyev cũng tin rằng, Su-57 sẽ thắng F-35 khi không chiến, đặc biệt là cận chiến. "Su-57 sẽ dễ dàng hủy diệt F-35 nếu không chiến một đối một ở tầm gần. Tiêm kích F-35 không thể cơ động, nó đơn giản là không có khả năng đó", tướng Nga cho biết.

Mặc dù vậy, Tolboyev vẫn đề cao hệ thống điện tử tối tân của F-35, nhưng cho rằng nó dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường và tác chiến điện tử.

Ông Tolboyev từng thử nghiệm hơn 50 loại tiêm kích dưới thời Liên Xô, trong đó có MiG-29, MiG-31, Su-24 và Su-27, được phong danh hiệu Phi công thử nghiệm công huân và Anh hùng Nga.

 

Su-57 là tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên của Nga, được thiết kế để cạnh tranh với F-22, F-35 Mỹ và J-20 Trung Quốc. Su-57 được phủ vật liệu hấp thụ sóng radar và có thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình trước thiết bị trinh sát điện tử.

Dòng tiêm kích này được giới phân tích quân sự đánh giá cao về khả năng cơ động so với các đối thủ, nhưng khó thể hiện hết năng lực tàng hình khi vẫn dùng động cơ phát triển từ biến thể cho chiến đấu cơ Su-35S.

Nga từng hai lần triển khai Su-57 tới Syria vào cuối năm 2018 và tháng 12/2019 để thử nghiệm tác chiến thực tế. Tiêm kích Su-57 đầu tiên trong hợp đồng 76 chiếc được bàn giao cho không quân Nga hồi cuối tháng 12/2020.

Trong khi đó, dự án tiêm kích tàng hình F-35 được Mỹ khởi động từ năm 2001, đến nay đã xuất xưởng và bàn giao tổng cộng 600 tiêm kích F-35 trong số 3.200 chiếc dự kiến được chế tạo.

Dù nhiều phi đội F-35 đã được biên chế tại 9 quốc gia, dự án vũ khí đắt nhất lịch sử Mỹ với giá trị 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp vấn đề kỹ thuật.

 

Lầu Năm Góc cho biết dòng F-35 hiện còn ít nhất 871 lỗi, chỉ giảm hai lỗi so với đầu năm ngoái và 941 lỗi hồi năm 2018. Những lỗi phần cứng và phần mềm chưa được khắc phục này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sẵn sàng chiến đấu và bảo dưỡng của dòng F-35.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm