Quốc tế

Tên lửa phòng không SM-6 - ứng viên phần tử đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đồng thời với việc phát triển các loại vũ khí siêu thanh, các cường quốc cũng đang nghiên cứu các giải pháp chống lại chúng mà một đề xuất đang được cân nhắc ở Mỹ là hiện đại hóa tên lửa phòng không SM-6.

Quân đội Nga diễn tập triển khai hệ thống tên lửa RS – 24 Yars ở ‘cấp độ mới’ / Tên lửa Israel thay hàng Nga

Sự phát triển đầy triển vọng

Theo kế hoạch hiện tại của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, các phương tiện mới chống lại các mối đe dọa siêu thanh sẽ được tạo ra và đưa vào sử dụng vào cuối những năm 2020. Hiện tại, các phương án khác nhau cho các giải pháp và tính năng kỹ thuật của phần tử phòng thủ tên lửa mới đang được cân nhắc. Vì mục đích này, các chương trình nghiên cứu mới để giải quyết các vấn đề khác nhau nhằm tạo cơ sở công nghệ cho các công việc tiếp theo, đang được phác thảo.

Cho đến gần đây, Cục Marketing dựa trên tính toán (Account-based marketing - ABM) cùng với các nhà thầu đã thực hiện chương trình Hệ thống vũ khí giai đoạn lượn khu vực (Regional Glide Phase Weapon System - RGPWS) với mục đích tìm ra các giải pháp mở rộng chức năng của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược. Dựa trên kết quả đã thực hiện, người ta quyết định cắt giảm dự án này và sử dụng kinh nghiệm tích lũy được trong chương trình Đánh chặn giai đoạn lượn (Glide Phase Interceptor - GPI) mới.

Các tên lửa siêu thanh đang là một thách thức lớn đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ; Nguồn: topwar.ru
Các tên lửa siêu thanh đang là một thách thức lớn đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ; Nguồn: topwar.ru

Vào giữa tháng 4, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã quyết định việc phát triển GPI không chỉ sử dụng kinh nghiệm hiện có mà còn sử dụng các sản phẩm có sẵn. Cục ABM có kế hoạch thử nghiệm loạt tên lửa phòng không RIM-174 Standard Missile 6 (SM-6) và xác định khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh. Nếu đạt kết quả khả quan, tên lửa có thể được sửa đổi. Tuy nhiên, SM-6 sẽ không phải là đề xuất duy nhất trong chương trình mới.

Chống tên lửa chống siêu âm

Điều thú vị là tên lửa phòng không SM-6 không phải là lần đầu tiên được nhắc đến cho mục đích chống lại các tổ hợp siêu thanh. Mùa xuân năm ngoái, Giám đốc Cục ABM John Hill nói rằng, hệ thống tên lửa RGPWS có thể được tích hợp với bệ phóng đa năng Mk 41 hiện có được triển khai trên tàu hoặc các cơ sở trên bộ - điều đặt ra một số hạn chế về kích thước của tên lửa đánh chặn, nhưng mang lại lợi thế hoạt động lớn. Hiện nay, một số tên lửa được sử dụng trên hệ thống Mk 41, trong đó có SM-6.

Ngay sau đó, Michael Griffin - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Nghiên cứu và Phát triển - đã tiết lộ một số chi tiết về công việc hiện tại. Các chuyên gia đã xem xét các khả năng sẵn có và thành phẩm, bao gồm tên lửa SM-6. Đã có một đề xuất thử nghiệm những vũ khí này trong vai trò "siêu âm" vào năm 2023. Giữa tháng 4/2021, Barbara McQuiston - Thứ trưởng Bộ Phát triển - đã phát biểu trước một Ủy ban Thượng viện về triển vọng của các hướng khác nhau.

Tên lửa phòng không SM-6 đang được chọn để cải tiến thành phần tử đánh chặn vũ khí siêu thanh; Nguồn: topwar.ru
Tên lửa phòng không SM-6 đang được chọn để cải tiến thành phần tử đánh chặn vũ khí siêu thanh; Nguồn: topwar.ru

Được biết, gần đây Hải quân và Cục ABM đã cùng chứng minh khả năng sử dụng tên lửa SM-6 để chống lại một "mối đe dọa cơ động tiên tiến". Khi nào một cuộc trình diễn diễn ra và như thế nào, không được đề cập. Ngoài ra, McQuiston cũng tiết lộ rằng, một cuộc trình diễn tương tự mới sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Sau đó, công việc sẽ được tiếp tục, và đến năm 2024, trên cơ sở SM-6, sẽ lên kế hoạch tạo ra một tên lửa chống tên lửa sẵn sàng chiến đấu hoàn chỉnh để đánh chặn các mục tiêu siêu thanh.

 

Cơ hội thực tế

Tên lửa phòng không dẫn đường SM-6 hay tên lửa chủ động tăng tầm RIM-174 (Extended Range Active Missile - ERAM) được phát triển bởi Raytheon và được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ từ năm 2013; sau đó, đã được bán cho một số quốc gia thân thiện. SM-6 là tên lửa dùng động cơ nhiên liệu rắn hai giai đoạn. Chiều dài tên lửa 6,6 m, đường kính tối đa khoảng 530 mm; trọng lượng phóng 1500 kg, trong đó đầu đạn phân mảnh nặng 64 kg. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và đầu dẫn radar chủ động/thụ động.

Khi bay, SM-6 đạt tốc độ xấp xỉ 3,5M. Tầm bắn của phiên bản Block 1A là 240 km, trong quá trình hiện đại hóa sâu, có thể tăng gần gấp đôi; độ cao đạt 34 km. Tên lửa được vận chuyển trong thùng chứa-vận chuyển và phóng được đưa vào hệ thống đa năng Mk 41, cho phép SM-6 được sử dụng trên các tàu của nhiều dự án khác nhau, cả của Mỹ và nước ngoài. Trong Hải quân Mỹ, tên lửa RIM-174 ERAM được trang bị cho các tàu tuần dương dự án Ticonderoga và các tàu khu trục Arleigh Burke; Mk 41 được sử dụng như một phần của tổ hợp mặt đất tĩnh Aegis Ashore.

Ban đầu, SM-6 là tên lửa phòng không dùng để tấn công các mục tiêu khí động học ở khoảng cách rất xa tàu sân bay. Sau quá trình hiện đại hóa, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo trên quỹ đạo đi xuống. Trong các cuộc thử nghiệm, khả năng bắn trúng tên lửa tầm trung của SM-6 đã nhiều lần được thể hiện, cả trong một môi trường bị gây nhiễu. Công việc đang được tiến hành để tích hợp khả năng chống hạm.

Kể từ năm 2020, quá trình hiện đại hóa đã được thực hiện, để biến tên lửa phòng không thành phương tiện tấn công các mục tiêu mặt đất. Phiên bản RIM-174 năm 2023 này sẽ phải bổ sung cho các tên lửa Tomahawk hiện có.

 

Hiệu quả và kinh tế

Lầu Năm Góc và Cục ABM vẫn chưa đánh giá đầy đủ triển vọng của SM-6 trong vai trò mới của nó. Tuy nhiên, có thể nói rằng một dự án như vậy cần có những lợi thế về cả góc độ kỹ thuật và kinh tế. Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa SM-6 đã thể hiện và khẳng định đặc tính bay cao; hệ thống điều khiển và hệ thống dẫn đường giúp nó có thể giải quyết hiệu quả vấn đề đánh chặn các mục tiêu khí động học và các vật thể đạn đạo tốc độ cao với quỹ đạo có thể đoán trước được. Các vấn đề về điều chỉnh đầu tự dẫn cho các mục đích khác nhau đang được giải quyết.

Hình ảnh phóng thử SM-6 từ tàu chiến Mỹ; Nguồn: topwar.ru
Hình ảnh phóng thử SM-6 từ tàu chiến Mỹ; Nguồn: topwar.ru

Như vậy, tên lửa RIM-174/SM-6 không chỉ là một vũ khí phòng không, mà là một bệ phóng đa năng phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau. Hiệu suất năng lượng cao kết hợp với các phương tiện điều khiển và dẫn đường tiên tiến có thể biến nó thành thành phần đánh chặn các mục tiêu siêu thanh có khả năng cơ động cao. Đồng thời, nó sẽ có thể đạt được mà không cần phát triển một số thành phần chính phức tạp và chi phí cao.

Lầu Năm Góc có kế hoạch tiến hành các cuộc thử nghiệm và đánh giá tiềm năng của chúng về khả năng triển khai, trang bị và ứng dụng thực tế. Các cuộc thử nghiệm đánh giá đã bắt đầu và vào cuối năm, một vụ phóng thử tên lửa khác với chương trình phi tiêu chuẩn sẽ diễn ra. Người ta chưa biết các thử nghiệm đã bắt đầu sẽ kết thúc như thế nào. Quá trình phát triển của các chương trình hiện tại trong lĩnh vực phòng không và phòng thủ tên lửa sẽ phụ thuộc vào kết quả đó. Nếu SM-6 chứng tỏ khả năng để đối phó với "mối đe dọa cơ động phát triển", thì việc cải tiến nó sẽ được khởi động.

Điều này sẽ mất vài năm, và vào cuối thập kỷ này, các tàu chiến Mỹ sẽ nhận được các khả năng mới trong phòng thủ tên lửa. Nếu không, Lầu Năm Góc và các cơ quan liên quan sẽ phải tìm kiếm và đưa ra các giải pháp mới. Và các quá trình như vậy có thể sẽ tiếp tục cho đến khi xuất hiện một hệ thống phòng thủ tên lửa mới có khả năng chống lại các hệ thống siêu thanh của kẻ thù tiềm tàng. Mỹ sẽ không từ bỏ hướng đi này và đạt được kết quả mong muốn - nhưng vẫn chưa biết liệu có thể thực hiện được điều này với việc sửa đổi SM-6 hay với một loại vũ khí khác./.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm